Tự động phát
Tên lửa đẩy khổng lồ thế hệ mới của NASA cuối cùng đã phóng lên mặt trăng trong một chuyến bay thử nghiệm không người lái, không chỉ mở đường cho việc đưa các phi hành gia trở lại bề mặt mặt trăng mà còn báo hiệu một sự thay đổi lớn về hướng đi của chính NASA.
Tuy nhiên Artemis I cũng đã phải những khoảnh khác kịch tính trước chuyến bay từ mũi Canaveral. Sự cố kỹ thuật kéo dài nhiều giờ, và một nhóm kỹ thuật viên đã được ca ngợi là người hùng vì đã tiến hành sửa chữa bên trong vùng khai hỏa của tên lửa.
Giám đốc NASA, cựu thượng nghị sĩ Bill Nelson, nói rằng:
"Tại sao chúng ta quay lại? Chúng ta quay lại mặt trăng, không phải chỉ để lên mặt trăng, mà để học cách sống, phát triển, học cách sống trên mặt trăng để chuẩn bị đưa con người đến sao Hỏa. Mặt trăng chỉ cách vài ngày bay. Còn đi sao Hỏa phải bay mất nhiều tháng".
Trong nhiệm vụ Artemis I, một khoang thăm dò có tên Orion sẽ được đưa đến quỹ đạo cách bề măt mặt trăng khoảng 96km trong 25 ngày, trước khi quay trở lại trái đất.
Mục tiêu cuối cùng của chương trình Artemis I là đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng vào cuối thập niên này và sử dụng nó làm bước đệm cho sứ mệnh sao Hỏa.
Artemis I cũng đi kèm với một vệ tinh nhỏ sẽ bay trên quỹ đạo quanh mặt trăng, thử nghiệm vị trí cho một trạm vũ trụ trong tương lai, cũng đã được lên kế hoạch trong thập niên này.
Đây là một sự thay đổi lớn đối với NASA. Sau khi kết thúc các sứ mệnh Apollo trong thập niên 70, NASA chủ yếu tập trung vào chương trình tàu vũ trụ có người lái của mình vào các nhiệm vụ "quỹ đạo thấp của Trái đất", chẳng hạn như tàu con thoi và Trạm vũ trụ quốc tế.
Artemis đã được phát triển trong hơn một thập niên qua, với nhiều năm trì hoãn và đội chi phí. Chương trình này cũng kế thừa các dự án mặt trăng và sao Hỏa khác đã trải qua nhiều lần sửa đổi và hủy bỏ dưới thời chính quyền Bush và Obama.
Artemis I phải cần đến lần phóng thứ 3 mới thành công sau 10 tuần gặp sự cố kỹ thuật và bão.
Bình luận (0)