Bác sĩ Cường (30 tuổi) kể lần đầu hiến máu tình nguyện là năm 2002, lúc đó đang học lớp 10 ở TT.Đăk Tô, H.Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Hồi đó, một giáo viên bị tai nạn mà ngân hàng máu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum đang thiếu máu nên ngành giáo dục kêu gọi giáo viên, học sinh tình nguyện hiến máu cứu thầy giáo nọ.
tin liên quan
Bác sĩ trẻ 8X với bàn tay ‘ảo thuật’ giúp người muốn chết sống vuiBị tạt axit oan nghiệt, từng mảng thịt trên cơ thể chảy xệ, đau đớn vì các vết thương, chị Loan từng bi quan đến mức muốn từ bỏ cuộc đời. Thế nhưng, người bác sĩ trẻ đã vực dậy niềm tin trong chị bởi đôi bàn tay ảo diệu.
Sa Cường lúc đó nghĩ cho máu rất sợ nhưng cứu người là quan trọng hơn nên đi đến tận bệnh viện, nơi thầy giáo đang điều trị để hiến máu. Sau đợt này, cậu học sinh Sa Cường thấy hiến máu "khỏe re", không mệt nhọc gì nên thay đổi hẳn về nhận thức hiến máu cứu người. Chính lần hiến máu này là cái duyên, để sau khi tốt nghiệp THPT, Cường chọn học tại Học viện Quân y và khi ra trường đã về công tác trong ngành y tế tỉnh Kon Tum đến bây giờ.
Lần thứ 2 hiến máu, bác sĩ Cường nhớ rõ là năm 2006, năm thứ nhất học tại Học viện Quân y ở Hà Nội. Rồi sau lần này, "nghiệp" hiến máu cứu người đã theo người bác sĩ trẻ đến giờ. Bác sĩ Cường kể 6 năm học đại học y với ngành bác sĩ đa khoa, ít thì một năm 2 lần hiến máu, còn nhiều là cứ sau khoảng 3 tháng anh đi hiến máu một lần.
Anh cho biết không thấy mệt mỏi bao giờ và giải thích có lẽ do anh chơi thể thao đều nên có sức khỏe tốt. Hơn nữa, trong chế độ ăn uống, bản thân anh cũng chú trọng bổ sung các loại rau xanh, thịt trứng có nhiều chất dinh dưỡng, sớm tái tạo lại lượng máu mới. Đặc biệt, anh còn hạn chế uống bia rượu, tuyệt đối không hút thuốc lá và không thức quá khuya. Nếp sinh hoạt này luôn được anh giữ lâu dài ở trường và đến tận hôm nay.
tin liên quan
Bác sĩ trẻ từng ngày ngóng con gái chào đời từ... Trường Sa'Tôi ở ngoài đảo đếm từng ngày chờ vợ lâm bồn. Cháu ra đời mà không có bố bên cạnh thì tất nhiên đó là sự thiệt thòi cho cả hai mẹ con... nhưng biết làm sao được...', bác sĩ Lưu tâm sự.
Đến nay, với hơn 20 lần hiến máu cứu người, bác sĩ Cường đã được địa phương ghi nhận, được Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kon Tum tặng giấy khen. Lãnh đạo đơn vị bác sĩ Cường đang công tác cũng đánh giá anh là người năng nổ, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc, nhiệm vụ được giao. Nhiều năm công tác, anh được ngành y tế Kon Tum tặng giấy khen.
Bình luận (0)