>> Nguy cơ ngành chè VN bị thâu tóm
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Văn Lạng, nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Quang Dũng...
Thời tiết khắc nghiệt, kết quả vẫn khả quan
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, năm nay người làm chè đã trải qua và vượt lên muôn vàn khó khăn ít thấy trong lịch sử của ngành là việc đối phó thời tiết khắc nghiệt. Rét đậm, khô hạn kéo dài, sau đó lại mưa bão liên tục khiến chè phát triển không đều, chất lượng búp tươi không cao.
Bên cạnh đó, cơn bão lạm phát bùng nổ, giá cả đầu vào phục vụ sản xuất chè đều tăng, trong khi giá đầu ra giữ nguyên, thậm chí có tháng giảm và tiêu thụ rất chậm, dẫn đến giá nguyên liệu búp tươi tăng ít, nông dân không có khả năng tài chính đầu tư lại cho đồi chè, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu.
|
Tuy vậy, ngành chè đã có một năm đạt kết quả cao nhất từ trước tới nay. Với diện tích đất trồng 123.000 ha, năng suất đạt 7,7 tấn/ha, tổng sản lượng búp tươi năm nay ước đạt 946.000 tấn. Tổng sản lượng chè khô (chè thành phẩm), đạt 210.000 tấn, tăng 20%. Khối lượng chè xuất khẩu năm nay ước đạt 160.000 tấn, tăng 25%, với trị giá xuất khẩu đạt 243 triệu USD, tăng 22%.
Mặc dù đã đạt được những thành quả đáng khích lệ như trên, nhưng còn rất nhiều việc phải làm trên con đường đưa chè Việt Nam vào top 5 thế giới cả về sản lượng và trị giá, còn trong nước chè cũng là loại cây làm giàu cho người dân các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Giá chè xuất khẩu bình quân Việt Nam hiện đứng thứ 11 trên thế giới, và chưa thoát khỏi bị đánh giá là sản phẩm thô, nguyên liệu phục vụ đấu trộn, chưa đạt tiêu chuẩn khắt khe của EU…
Cần khôi phục nền văn hóa trà Việt đã mai một
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Quang Dũng, thế giới từng tồn tại bốn nền văn hóa trà: Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc. Song thật đáng tiếc, nền văn hóa trà Việt dường như dần biến mất.
Ngày nay, nói đến văn hóa trà hầu như người ta chỉ nhắc tới trà kinh Trung Hoa và trà đạo Nhật Bản. Điều đáng tiếc ấy xuất phát từ việc thiếu hụt tư liệu văn hóa viết chính thống, cùng sự ngộ nhận do hụt hẫng thông tin chuẩn xác về một nền văn hóa trà Việt truyền thống giàu bản sắc.
Mặt dù ngành chè Việt Nam đã có những nỗ lực vượt bậc, song điều đáng buồn và gây nhiều bức xúc là trà Việt chỉ được coi như một loại nguyên liệu thô cung cấp cho các cường quốc trà.
Dưới góc độ của người làm sử học, ông Dương Trung Quốc cho rằng, có một thiếu sót của những người làm lịch sử là trong một thời gian dài do bị cuốn theo chiến tranh và thời cuộc, đã quên mất lịch sử văn hóa trà Việt.
Ông cũng lấy làm tiếc là cuộc hội thảo này thiếu vắng những người đại diện cho các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương.
Bởi theo ông, trách nhiệm phục hưng và phát triển văn hóa trà Việt, không chỉ là của ngành chè với 9,5 triệu người lao động, mà còn là của Chính phủ.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng, chúng ta cần hướng tới thị trường nội địa bằng việc phục hưng và phát triển văn hóa trà Việt. Với một thị trường nội địa trên 80 triệu dân, nhưng mức tiêu thụ trà bình quân đầu người của Việt Nam chỉ đạt 200 gam/người/năm, bằng 1/10 của các nước có bề dày lịch sử văn hóa trà trong khu vực.
Để làm được điều này, ông Dương Trung Quốc cho rằng điều quan trọng là phải chinh phục được khách hàng trong nước. Ông đề nghị nên thay khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng khẩu hiệu “Hàng Việt chinh phục người Việt”. Sản phẩm gì tốt nhất, ngon nhất, ưu việt nhất thì phải ưu tiên cho người Việt. Nếu tư duy như thế, thì hàng Việt mới có bước đi bền vững.
Mai Vọng
>> Uống trà xanh tốt cho não
>> Uống trà xanh giúp bỏ thuốc lá
>> Xây hầm để uống trà
>> Uống trà đá tăng nguy cơ sạn thận
>> Uống trà nhiều làm "tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
>> Ăn béo nên uống trà
Bình luận (0)