‘Bàn tay Clinton’ và những cách bắt tay “biến thể” trên thế giới

Vương Trung Hiếu
Vương Trung Hiếu
02/01/2022 16:04 GMT+7

Bắt tay là một hình thức chào hỏi “bình đẳng”. Với sự suy yếu dần của các chế độ quân chủ, việc bắt tay ngày càng trở nên phổ biến, và thậm chí đã được đưa vào sổ tay nghi thức hồi thế kỷ 19.

Khi giới thiệu, người đầu tiên đưa tay ra là người được giới thiệu. Nhưng trong mọi trường hợp, nếu ai đó đưa tay ra phía bạn, bạn cần đáp lại bằng một cái bắt tay, nếu không có thể bị coi là xúc phạm, đặc biệt là đối với hầu hết các nước phương Tây. Và dĩ nhiên ở hướng ngược lại, việc từ chối bắt tay có thể là biểu hiện của sự không thích hoặc không muốn hợp tác. Đây là những trường hợp nằm trong quy tắc bắt tay xã giao.

Cách bắt tay chuẩn mực toàn cầu

translit.ie

Phụ nữ phương Tây bắt tay nhau

T.L

Ở Mỹ, từ thế kỷ 18, nghi thức bắt tay dường như do những người Quakers phổ biến. Họ là một nhóm Kitô giáo được gọi là Hội Tôn giáo của các Tín hữu (hoặc Giáo Hữu hội). Trong nỗ lực làm giảm bớt khoảng cách thứ bậc trong xã hội, người Quakers nhận thấy rằng bắt tay là một hình thức chào hỏi dân chủ hơn đối với kiểu cúi đầu, nhún người hoặc giở mũ phổ biến thời bấy giờ.

Khởi đầu từ những năm 1960, cánh đàn ông Mỹ gốc Phi đã tạo ra thuật ngữ gọi là "Soul Brother Handshake”, tức cách bắt tay “giữa những người anh em da đen”, còn gọi là cách bắt tay “sức mạnh” hay “đoàn kết”, thường bao gồm ba động tác, đầu tiên là nắm tay truyền thống, tiếp theo là nắm nhanh giữa hai ngón cái và cuối cùng là hai người dùng bốn ngón tay còn lại móc vào nhau (giống như một đầu nối đường sắt). Về sau cách bắt tay này phổ biến dần đến các chủng tộc khác, đặc biệt là ở người trẻ, họ thường sử dụng để thể hiện tình bạn sâu sắc.

Một cách bắt tay khác gọi là “bàn tay Clinton”, dựa vào cách bắt tay của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Clinton: bàn tay phải hướng về phía trước, nắm chắc chắn bàn tay người đối diện, bàn tay trái nắm lấy khuỷu tay của người kia.

Cái ôm tay là kiểu bắt tay phổ biến với các chính trị gia, vì nó thể hiện sự nồng nhiệt, thân thiện, đáng tin cậy và trung thực. Kiểu bắt tay này bao gồm việc che bàn tay đang nắm chặt lại bằng bàn tay còn lại, tạo ra một kiểu "úp chụp".

Việc "bắt tay chụp ảnh" là một phiên bản phổ biến đối với các chính trị gia. Lúc vừa nắm bắt tay, cả hai nhà chính trị sẽ quay mặt về hướng các nhiếp ảnh gia và người quay phim hiện tại rồi giữ nguyên tư thế bắt tay trong vài giây.

Tại các hội nghị quốc tế, đại diện mỗi nước có thể bắt tay, và cũng nhờ người quay phim chụp ảnh, để ghi lại những hình ảnh ấn tượng về mối quan hệ thân thiện, hoặc cố tình gửi đến giới truyền thông.

Về nguyên tắc, nếu gặp nhau thường xuyên, ta có thể bỏ qua việc bắt tay (hoặc hôn). Ví dụ, ở Hà Lan và Tây Bắc Âu, người ta thường bắt tay với bà con và bạn bè sơ giao, nhưng không bắt tay với đồng nghiệp, bạn thân và gia đình thân thiết. Tuy nhiên, ở các nước châu Âu khác, người ta vẫn thường bắt tay khi gặp nhau.

Các biến thể bắt tay độc đáo trên thế giới

Nếu là thành viên của một tổ chức, bạn có thể cần phải học cách bắt tay đặc biệt để nhận diện một cách tinh tế bản thân với các thành viên khác. Tương tự, bạn có thể sử dụng các biến thể bắt tay phổ biến để thể hiện rằng bạn là một phần của nhóm văn hóa cụ thể. Ví dụ, nhiều người sử dụng kiểu bắt tay homie khi chào hỏi bạn bè thân thiết. Một số ví dụ khác bao gồm:

Cách bắt tay của Hội Tam điểm được xem là tuyệt mật và được hội này sử dụng để xác định các thành viên khác trong hội.

Cả hướng đạo sinh nam và nữ đều bắt tay bằng tay trái khi chào nhau.

Bắt tay Parent Trap, đây là kiểu bắt tay phổ biến của những người yêu thích điện ảnh, xuất phát từ bộ phim hài thiếu nhi Parent Trap (Cạm bẫy phụ huynh, 1998), bao gồm những động tác như bắt tay giơ lên xuống, đập tay vào nhau, nhảy lên, lắc hông gần chạm hông nhau… (xem phim sẽ rõ hơn).

Ngoài ra còn những biến thể như “high five”, tức hai người đối diện nhau, đồng thời giơ một tay lên cao, đẩy hoặc tát bằng lòng bàn tay mình vào lòng bàn tay của người; hoặc giơ nắm đấm lên cao, va chạm bằng nắm đấm, đấm trên và đấm dưới, giả vờ tát nhau hoặc đốt ngón tay cọ xát nhau.

Bill Clinton bắt tay John F. Kennedy (năm 1963)

history

Những biến thể của việc bắt tay

T.L

Những người trẻ có thể bắt tay kiểu HandCup, nghĩa là bắt hai bàn tay phải ở dưới rồi bắt hai bàn tay trái ở trên, sau đó có thể ôm nhau (kiểu The HandCup to the Hug). Họ cũng có thể sử dụng kiểu Awkward, giống như cách oản tù tì 3 lần; hoặc bắt tay theo nhóm kiểu Awkward Group Handshock, thường là 4 người bắt tay chéo nhau cùng lúc.

Một cách khác mà giới trẻ ưa thích gọi là “bắt chân” (legshake), thay vì bắt tay, họ đứng và đưa hai bàn chân phải chạm vào nhau, nhấc chân lên xuống. Cách HandBump cũng thường được sử dụng: bắt tay bằng hai bàn tay phải, kế tiếp hai bàn tay trái tạo thành nắm đấm chạm nhau ở trên.

Cách cuối cùng mà trẻ trai ở phương Tây thường sử dụng gọi là The HandBump to the HeadSlap to the NoThanks, bắt tay bằng tay phải ở dưới, hai nắm đấm chạm nhau ở trên rồi người này tát nhẹ vào má người kia một cái và ngược lại. (Còn tiếp)...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.