Bằng lái quốc tế và bằng lái trong nước: Những quy định ai cũng cần biết
05/06/2018 13:39 GMT+7
CSGT TP.HCM cho biết trường hợp người tham gia giao thông sử dụng GPLX quốc tế do Việt Nam cấp thì IDP (GPLX quốc tế có tên tiếng Anh là International Driving Permit, gọi tắt là IDP) do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.
Tự động phát
Mới đây, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) đã có văn bản giải thích rõ về Thông tư 29/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng GPLX để tuyên truyền đến người dân.
GPLX quốc tế là gì?
Theo đó, GPLX quốc tế là GPLX do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất. GPLX quốc tế có tên tiếng Anh là International Driving Permit (gọi tắt là IDP).
VIDEO: CSGT TP.HCM lên tiếng sau vụ 'Bằng lái quốc tế không có giá trị tại Việt Nam'
|
- IDP là một quyển sổ có kích thước A6 (148 mm x 105 mm), có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, những trang giấy bên trong màu trắng theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
|
- Trang 1 (trang bìa) ghi thông tin cơ bản của IDP được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; trang 2 quy định về phạm vi sử dụng IDP in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, trang 3 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Việt, trang 4 để trống, trang 5 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Anh, trang 6 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Nga, trang 7 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Tây Ban Nha, trang 8 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Pháp, trang 9 quy định hạng xe được điều khiển in bằng tiếng Pháp.
- Số IDP gồm ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam đối với giao thông quốc tế là Việt Nam và 12 chữ số sau là số GPLX quốc gia (có mẫu giấy phép kèm theo).
GPLX quốc gia là gì?
GPLX quốc gia là GPLX do cơ quan có thẩm quyền của các nước cấp, có giá trị trên lãnh thổ nước đó.
Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
|
- GPLX đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này, cụ thể: Căn cứ Khoản 5 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “GPLX có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau”;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Lưu ý:
- Trường hợp người tham gia giao thông sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp thì IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam. (Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT)
Người nước ngoài làm GPLX ở Việt Nam như thế nào?
- Trường hợp người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có GPLX quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang GPLX tương ứng của Việt Nam. (Điểm g Khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).
Do đó, người nước ngoài muốn điều khiển phương tiện lưu thông ở Việt Nam cần phải liên hệ với Phòng Quản lý đăng ký GPLX (thuộc Sở GTVT) để được hướng dẫn cấp, đổi GPLX phù hợp và có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
|
- Trường hợp người tham gia giao thông sử dụng GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển; phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.
Do đó, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, người tham gia giao thông phải xuất trình GPLX quốc tế (IDP) do các nước tham gia Công ước Viên cấp, đồng thời xuất trình GPLX quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển kèm theo thì mới có trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
tin liên quan
CSGT có được kiểm tra giấy tờ khi người dân đang dừng đèn đỏ?Nếu trong trường hợp người có IDP vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng IDP có thời hạn thì thời hạn bị tước không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam. (Điều 17 Thông tư số 02/2016/TT-BCA)
Các mức phạt liên quan đến GPLX
Về quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên; có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ xe 7 ngày. (Căn cứ Điểm a, c Khoản 7 Điều 21; Điểm i khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
CSGT
Việt Nam
người nước ngoài
GPLX quốc tế
GPLX quốc gia
lái xe ở Việt Nam
Bằng lái xe
quyền được biết
Vũ Phượng
Bình luận (0)