Ẩm thực
Quầy bánh cuốn lá chuối 60 năm tuổi trong chợ Nguyễn Tri Phương
Quầy bánh cuốn Hai Tần trong khu ăn uống của chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10) lúc nào cũng nườm nượp khách từ tinh mơ sáng cho đến tầm giữa trưa. Ít ai biết rằng, món bánh cuốn được gói tinh tế trong lá chuối này đã có thâm niên hơn 60 năm ở Sài Gòn. Người kế nghiệp, chị Kiều, cho biết mẹ chị là bà Hai Tần khi di cư vào Sài Gòn những năm 50s của thế kỷ trước đã mang theo cách tráng bánh gia truyền của Nam Định. Kiểu gói bánh trong lá chuối cũng là một dấu hiệu nhận biết thú vị cho những ai ghé ngang khu chợ Nguyễn Tri Phương và mua về vài món ngon dân dã.
Ẩm thực
Bánh ướt ngon và xưa nhất Sài Gòn
Gánh bánh ướt không tên ở số nhà 88 Trần Khắc Chân, gần chợ Tân Định (quận 01) tồn tại 60 năm nay vẫn nườm nượp khách bởi vị ngon độc đáo cùng giá bán rất bình dân. Đây cũng là thể xem là một trong những tiệm bánh ướt lâu đời nhất Sài Gòn Từ khoảng 6h sáng đến hơn 7h sáng, xe máy đã xếp hàng dài trước căn nhà nhỏ đặt gánh bánh ướt này để mua mang đi. Chị Thủy, người kế thừa gánh bánh ướt này từ bà ngoại và mẹ cho biết, “bí quyết để có dĩa bánh ướt ngon là tất cả nguyên liệu phải làm kỹ và chất lượng. Chả lụa và chả chiên được đặt ở cửa hàng Ngọc Mai lừng danh khu Tân Định, làm giò chả theo đúng kiểu Bắc. Bánh ướt đặt làm riêng phải ngon và dẻo”. Quả vậy, dĩa bánh ướt ở đây có giá từ 10.000đ đến 15.000đ, trông không khác lắm so với những tiệm bánh ướt khác nhưng khi ăn vào mới cảm nhận được sự khác biệt. Bánh ướt dẻo thơm, quyện cùng với chả lụa, chả chiên ngọt tự nhiên, rau thơm, dưa leo xắt nhỏ, với nước mắm pha không quá ngọt tạo nên vị ngon thật khó cưỡng.
Ẩm thực
Bánh ướt ngon của Sài Gòn
Có mặt từ năm 1970 ở đường Bà Huyện Thanh Quan (quận 03), quán bánh ướt Hiền là nơi tìm về của những thực khách hoài cổ. Đã hơn 40 năm tồn tại ở khu trung tâm của Sài Gòn, quán vẫn giữ nguyên vẻ mộc mạc của những ngày tháng cũ. Khách tới đây ăn bánh ướt chủ yếu là khách quen. Mà dường như với chủ quán thế cũng là đủ. Bởi vậy mà không biển hiệu màu mè, cũng không trình bày đồ ăn cho bắt mắt. Có nhiều vị khách ngoài 60 tới đây ăn đã hàng chục năm rồi, từ những ngày họ còn là học sinh trường Pétrus Ký hay Trưng Vương ngày trước. Anh Hiền, chủ quán bánh ướt cho biết, má anh bán từ năm 1970 tại căn nhà riêng này của gia đình. “Hồi đó ở Sài Gòn, quán bánh ướt không nhiều. Nếu như món bánh cuốn là loại bánh di cư từ Bắc vào thì bánh ướt ăn kèm với bánh tôm là món đặc trưng của Sài Gòn, ra đời tại Sài Gòn”, anh Hiền cho biết.
Ẩm thực
Bánh cuốn chả bò độc nhất ở Sài Gòn
Đường Bà Hạt ở quận 10 tập trung rất nhiều quán bánh cuốn, mà trong đó nổi bật nhất có lẽ là quán bánh cuốn Ý Thiên với món bánh cuốn với chả bò Quảng Nam khá độc đáo. Có tuổi đời 20 năm, quán bánh cuốn chỉ bán từ đầu giờ chiều cho đến nữa đêm này tìm sự khác biệt với món chả bò cho thêm vào dĩa bánh cuốn, bên cạnh các loại chả làm từ thịt heo như bao quán bánh cuốn khác. Dĩa bánh cuốn, bánh ướt của Ý Thiên rất phong phú với chả quế, chả lụa, chả chiên, nem chua, bánh tôm giòn rụm và tất nhiên là với miếng chả bò Quảng Nam đậm đà với tiêu hột cay xé lưỡi.
Ẩm thực
Bún mì vàng với bánh tôm cực hấp dẫn trong Chợ Lớn
Nằm khá gần bưu điện Chợ Lớn, tiệm bún mì vàng kiểu Phúc Kiến trên đường Hài Thượng Lãn Ông (quận 05) này làm mê đắm thực khách bởi nước lèo trong và ngọt, sợi mì độc đáo cùng món bánh tôm cực kỳ hấp dẫn. Gọi là bún mì vàng bởi có bún trắng sợi nhỏ và mì cọng to tròn. Sợi mì vàng của Thuận Ký rất giống với sợi mì của quán hủ tiếu mì cật nổi tiếng 62 Trương Định (quận 01). Còn sợi bún trắng lại gần gũi với cọng bún gạo "bee hoon" (mà ta quen gọi là "bún gạo Singapore"). Chỉ chạy xe ngang thôi là thực khách đã bị ấn tượng bởi xe mì hiện đại, trưng bày các món bánh tôm, khay mì vàng ruộm, hoành thánh chiên... rất bắt mắt. Kêu một tô bún mì vàng hoặc bún mì vàng thập cẩm (có thêm cật, gan) là có thể ngắm trọn vẻ đẹp hiếm thấy của tô mì: một cái bánh to với con tôm đỏ au, một miếng hoành thánh chiên, rau xà lách xoong loại nhỏ, vài cọng giá hẹ... và tất nhiên là không thể thiếu được cọng mì vàng, cọng bún trắng.
Ẩm thực
Bánh cuốn hẻm gần nửa thế kỷ ở Sài Gòn
Quầy bánh ướt, bánh cuốn nằm này kế bên xe bánh mì bì nức tiếng của con hẻm 150 Nguyễn Trãi (quận 01), còn gần đó là tiệm cơm tấm Số 1 trứ danh với món bì chả có thể xem là ngon nhất nhì Sài Gòn. Nhiều người sành ăn ở đây kể lại rằng, ngày còn có bà cụ bán xôi cực ngon ở đầu hẻm nữa, xôi của bà dẻo và thơm đã nuôi con cái bà học hành thành đạt. Dù thiếu đi hàng xôi, nhưng hẻm 150 này vẫn là chỗ bạn có thể tìm đủ món ăn sáng lý tưởng. Bà Bý, vào Sài Gòn sinh sống từ trước năm 1954, năm nay 90 tuổi, đã mở hàng bánh cuốn ở hẻm này gần 50 năm nay. Khi tuổi cao sức yếu, bà giao lại hàng bánh cuốn cho con dâu và con gái. Trước đây bánh cuốn được tráng ngay tại hẻm, nhưng khi có phong trào giữ gìn khu phố sạch đẹp thì bánh cuốn tráng tại nhà gần đó rồi mang ra.
Ẩm thực
Bánh ướt tuyệt ngon gần ngã tư Bảy Hiền
Quán bánh ướt nổi tiếng gần ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình) lúc nào cũng đông nghịt khách dù giá tiền cao hơn hẳn so với những quán bánh ướt thông thường khác. Ở Sài Gòn bánh ướt là món ăn chơi hay ăn no đều được, với giá cả hết sức bình dân - chỉ từ 10.000 cho đến 20.000đ là bạn có thể tìm được một dĩa bánh ướt ngon và chất lượng rồi. Vậy nên, với những ai sẵn lòng bỏ ra 34.000 đồng cho dĩa bánh ướt Bảy Hiền thì ắt phải có lý do. Dĩa bánh ướt ở đây dọn ra thật đầy đặn với bánh ướt, chả lụa, nem chua, rau giá và đặc biệt là món bánh tôm độc đáo "có 1 không 2". Cái ngon của dĩa bánh ướt này không nằm ở số lượng, mà ở chất lượng và sự độc đáo. Món bánh tôm có đậu xanh nguyên vỏ chiên đến đâu bán đến đó nên rất giòn, con tôm nhỏ mà thịt rất ngọt. Tuy nhiên với nước chấm của bánh cuốn, món bánh này rất hợp vị.
Ẩm thực
Trứ danh không cần đến bảng hiệu ở Sài Gòn (Phần 01)
Cơm tấm Nguyễn Phi Khanh, bún vịt Lê Văn Sỹ, bánh đúc Phan Đăng Lưu hay cháo lòng Nguyễn Thị Minh Khai... là những hàng quán không có bảng hiệu nhưng khi nhắc đến hầu như ai cũng biết. 1. Cơm tấm Nguyễn Phi Khanh Nhắc đến quán cơm tấm trên đường Nguyễn Phi Khanh này, nhiều người sẽ liên tưởng đến cái quán nhỏ xíu, cũ kỹ mà lúc nào cũng không ngớt khách ra vào. Lề đường dựng xe bề rộng chỉ vài tấc mà lúc nào cũng san sát xe máy. Mới bước vào khách đã cảm nhận ngay sự ngăn nắp (hay vì chật chội mà người ta gọn gàng hơn?). Đằng trước quán là một tủ kiếng nhỏ với những bình nước mắm, đồ chua, ngó sen xếp ngay ngắn cùng các món ăn kèm như bì, chả, sườn nướng. Vì chật chội nên quy trình ở đây cũng thật nhịp nhàng: người trong bếp sẽ múc sẵn cơm ra dĩa, rồi người bán ngồi ngay tủ kính sẽ lần lượt cho chả, bì hay sườn nướng lên dĩa kèm theo với chén nước mắm có đồ chua, ngó sen khá hấp dẫn.
Ẩm thực
Tìm ăn bánh cuốn trứng ở Sài Gòn
Có đến 2 cách để thưởng thức món bánh cuốn trứng hấp dẫn này: cuốn theo kiểu ốp la, hoặc dàn mỏng lớp trứng phía trong rồi cuộn lại. Vì thế tạo nên vị béo và đậm đà hơn hẳn món bánh cuốn thông thường. Quán Thiên Hương trứ danh với món bánh cuốn từ năm 1975 cũng tọa lạc ngay đầu con hẻm 153 Nguyễn Thị Minh Khai (quận 01), vốn đã rất quen thuộc với 2 món cháo lòng và phở Bắc (Dũng). Quán chỉ mới bán thêm món bánh cuốn trứng trong thời gian gần đây, như một cách làm phong phú hơn cho thực đơn của mình. Những điểm bán bánh cuốn trứng ở Sài Gòn dường như chỉ đếm trên đầu ngón tay, có thể kể ra như bánh cuốn Xuân Hường gần sân bay Tân Sơn Nhất (Tân Bình), bánh cuốn Hồng Hạnh đường Nguyễn Thị Minh Khai khúc gần với Đài Truyền hình (quận 01)... Phần vì đổ bánh rất cầu kỳ, giá bán cũng khá bình dân nên ít quán chọn bán kiểu bánh cuốn này.
Món ngon Hà Nội
Hồ Tây: Nguyên bản bánh tôm xưa
Bánh tôm - tên gọi thân thuộc mà người Sài Gòn thường dùng để gọi loại bánh giòn rụm nhân tôm ăn kèm với bánh ướt hay bánh cuốn. Tuy nhiên tôi nghĩ ở đây do thói quen mà thành, chứ chính xác loại bánh ăn kèm này gọi là bánh đậu mới đúng. Còn bánh tôm thì phải đúng loại bánh tôm Hồ Tây trứ danh của ẩm thực Hà thành. Nguyên liệu bánh tôm Hồ Tây nghe qua thoạt tưởng rất đơn giản, chỉ bao gồm bột mì, khoai lang thái chỉ (sợi) và tôm. Chiên xong bánh được để ráo mỡ, ăn nóng kèm với rau sống và loại nước chấm chua cay mặn ngọt đặc trưng. Đơn giản là vậy nhưng để có được loại bột mì ngon người làm bánh phải có bí quyết chưng cất và pha chế các gia vị sao cho hài hòa nhất. Tôm sau khi được bọc bột mì cho vào chảo mỡ nóng. Chiên sao cho ra một miếng bánh tôm “đạt chuẩn” cũng là điều không hề dễ dàng. Quá lửa thì bánh dễ bị cháy, còn nếu non quá bánh sẽ bị ngấm dầu, ăn vào rất mau ngán. Khi chín, bánh phồng lên và có màu vàng tự nhiên của bột mì và khoai lang, màu đỏ ửng của tôm tươi cùng mùi thơm quyến rũ đặc trưng mà hầu như ta không thể tìm thấy ở các món khác. Trong tiết trời lạnh lẽo của Hà Nội, chẳng phải Thạch Lam cũng từng ngẩn ngơ “nhìn cái bánh bột vàng dần, vàng dần, con tôm co lại, nhát khoai nở ra, và cái bánh hơi cong lên như nóng nảy muốn nằm ra đĩa” đó sao (trích “Hà Nội 36 phố phường”)?
Ẩm thực
Bánh ướt 91 Nguyễn Cư Trinh: Ngon vì quá… cay
Nhiều người thích gộp chung bánh ướt và bánh cuốn làm một. Đúng là cách thưởng thức có phần tương tự nhau, cũng ăn chung với chả, bánh tôm, rau giá hấp và nước mắm. Giống nhau là vậy, nhưng hình như bánh ướt ở Sài Gòn khó tìm hơn là bánh cuốn. Tôi nói ở đây là hàng quán, chứ còn bán dạo thì món bánh ướt này khá là phổ biến. Người bán chỉ cần đầu tư một cái xe nhỏ có lò hấp, rồi đặt hàng bánh ướt, chả lụa, bánh tôm, thậm chí nước mắm pha sẵn cũng có chỗ cung cấp luôn; rồi đẩy đi khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn. Nói về bánh cuốn Sài Gòn, có thể nhanh chóng kể ra nào là Tây Hồ, là Hải Nam, Thiên Hương… nhưng nhắc đến bánh ướt thì hình như chưa có cái tên nào nổi trội. Nói qua một chút về món bánh ướt này. Có tài liệu cho rằng nó người Hoa đã mang nó vào Việt Nam, rồi tùy vào từng vùng miền mà nó được chế biến và mang nhiều hương vị khác nhau. Tôi cũng đồng ý với nhận định này vì món bánh ướt, rồi bánh cuốn của ta khá tương đồng với món “bánh cuốn xá xíu” hay “bánh cuốn tôm” trong thực đơn điểm tâm của người Hoa (tên gọi tiếng Anh là “rice noodle roll”), chỉ khác ở chỗ phiên bản Hoa có phần dày hơn. Ở Sài Gòn các trà quán nhỏ ít khi bán món này vì phải qua công đoạn tráng bánh khá tốn thời gian, trong khi các món như xíu mại hay há cảo thì chỉ bỏ vào xửng hấp là xong. Vì vậy để ăn món này thường phải vào các nhà hàng Hoa lớn như Đại Khánh, Hoằng Long hay Hoàng Thành (nay đã dời qua quận 04).
Món ngon Hà Nội