Báo động vắc xin giả, lừa đảo 'ăn theo' Covid-19

Khánh An
Khánh An
03/02/2021 08:00 GMT+7

Vụ làm giả vắc xin Covid-19 ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về tình trạng tội phạm, lừa đảo gia tăng trong đại dịch.

Cơ quan chức năng Trung Quốc vừa bắt giữ 80 người và tịch thu 3.000 liều vắc xin  Covid-19 giả, trong chiến dịch đặc biệt nhằm triệt phá tội phạm liên quan vắc xin. Theo Hoàn Cầu thời báo ngày 2.2, các nghi phạm đã sản xuất và bán vắc xin giả từ tháng 9.2020 và hoạt động tại nhiều thành phố.
Một nguồn tin cho hay các nghi phạm còn âm mưu bán vắc xin giả ra nước ngoài, và một nhóm từng đưa vắc xin đến châu Phi, nhưng chưa rõ chúng xuất đi như thế nào. Vắc xin được làm giả bằng nước muối. Chưa rõ những người nào đã bị lừa tiêm vắc xin giả, nhưng Tân Hoa xã cho biết chiến dịch điều tra được tiến hành tại nhiều nơi, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải và Sơn Đông.
Báo động vắc xin giả, lừa đảo “ăn theo” Covid-19

Các lọ vắc xin Covid-19 được giữ lạnh bằng nước đá khô

1.000 USD/liều vắc xin giả

Làm giả chứng nhận âm tính

Theo CNBC, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) đã đưa ra cảnh báo về tình trạng bán chứng nhận giả kết quả âm tính Covid-19 nhằm trục lợi. Trong thông báo đưa ra ngày 1.2, Europol cho hay tình trạng này đang gia tăng khi nhiều nước châu Âu buộc hành khách phải trình giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trước khi nhập cảnh từ các khu vực có nguy cơ cao. Một trong những vụ việc mới đây được phát hiện tại sân bay Luton ở Anh, khi một người đàn ông bị bắt vì bán kết quả xét nghiệm giả.
Tại một số nơi khác ở Anh, cơ quan chức năng cũng phát hiện tình trạng này, với giấy chứng nhận giả được bán với giá khoảng 137 USD. Một đường dây tại sân bay Charles de Gaulle ở Paris (Pháp) cũng đã bị triệt phá sau khi bán giấy chứng nhận giả với giá 363 USD. “Cho đến khi quy định giới hạn đi lại vẫn còn do tình hình Covid-19, nhiều khả năng nạn bán giấy chứng nhận giả sẽ tiếp diễn”, Europol cảnh báo.
Theo trang San Antonio Express News dẫn báo cáo của Công ty phần mềm Check Point (Mỹ), tội phạm còn lợi dụng đại dịch Covid-19 để bán vắc xin giả trên các trang web đen. Nhu cầu trên thị trường chợ đen gia tăng đến 400% so với thời điểm tháng 12.2020. Song song đó, giá vắc xin Covid-19 giả cũng tăng vọt từ 250 USD tại thời điểm cách đây 1 tháng, lên mức 500 - 1.000 USD/liều. Trong nhiều trường hợp, tội phạm còn bán vắc xin giả với số lượng lớn, nhắm vào các tổ chức có khả năng tài chính muốn mua để sử dụng nội bộ hoặc bán lại.

EU quyết liệt "giành" vắc xin Covid-19, có thể chặn xuất khẩu

Thậm chí, vắc xin giả còn lọt vào các trung tâm y tế. Theo tạp chí Times, cơ quan chức năng tại Ecuador tháng trước đã đóng cửa một trung tâm y tế ở thủ đô Quito sau khi cơ sở này tiêm đến 70.000 liều vắc xin giả. Cảnh sát cho biết trung tâm này tiêm một chất chưa xác định với chi phí 15 USD/người và cho biết người được tiêm “sẽ miễn dịch Covid-19 sau 3 liều”. Chủ trung tâm này sau đó khai rằng họ chỉ tiêm vitamin và huyết thanh nhằm tăng khả năng miễn dịch của bệnh nhân.

Cảnh giác cần thiết

Bên cạnh lừa đảo bán vắc xin giả lấy tiền, tội phạm còn nhắm vào các thông tin cá nhân của người dùng. Theo Đài ABC, tổ chức thúc đẩy lòng tin vào thị trường Better Business Bureau (BBB - Mỹ) cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi khi chiến dịch tiêm chủng Covid-19 được đẩy mạnh.

Tăng cường phòng chống dịch

Reuters hôm qua đưa tin chính phủ Malaysia quyết định gia hạn quy định giới hạn đi lại thêm 2 tuần, sau khi nước này ghi nhận hơn 210.000 ca mắc Covid-19 với 770 ca tử vong.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob, quy định dự kiến hết hạn vào ngày 4.2 sẽ được gia hạn đến ngày 18.2, do các ca nhiễm liên tục tăng. Nhật Bản cũng dự kiến gia hạn tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và nhiều khu vực thêm 1 tháng nữa.
Liên quan cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19, các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đến một cơ sở thú y ở TP.Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau khi đến một số bệnh viện, trung tâm kiểm soát bệnh tật khu vực và khu chợ hàng tươi sống tại đây.
Theo BBB, tội phạm có thể gọi điện, nhắn tin, gửi email... để dụ dỗ các nạn nhân bằng những câu chuyện bịa đặt về việc tiêm vắc xin. Chủ tịch Steve Bernas của BBB khu vực Chicago (bang Illinois, Mỹ) cho biết ngày càng nhiều người bị lừa mất tiền và mất số tài khoản, số an sinh xã hội. BBB khuyến cáo mọi người không nên nhấn vào những đường dẫn đáng ngờ và thận trong trước những tin nhắn trên mạng xã hội từ bạn bè, vì tội phạm có thể chiếm quyền kiểm soát các tài khoản đó.

Vắc xin Sputnik V của Nga hiệu quả 91,6%

Lo ngại trước nguy cơ lừa đảo gia tăng, Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) khuyến cáo rằng bất cứ ai đề nghị giúp tiêm vắc xin sớm đều là lừa đảo. “Các bạn không thể trả tiền để được tiêm sớm. Không cơ quan chức năng nào gọi điện để nói về vắc xin và đề nghị các bạn cung cấp số tài khoản, số thẻ tín dụng hay số an sinh xã hội. Đó là lừa đảo”, FTC khuyến cáo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.