Khi bão mặt trời mang theo các hạt điện tích tiếp xúc với khí quyển trái đất, khu vực Bắc Cực và Nam Cực dự kiến sẽ xuất hiện cực quang vào ban đêm.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết bão mặt trời ban đầu di chuyển đến Trái đất với tốc độ khoảng 1,6 triệu km và có thể tăng tốc trên đường đi. Theo NASA, tín hiệu vệ tinh có thể bị nhiễu do ảnh hưởng của bão mặt trời.
Trong khi đó, Spaceweather.com cảnh báo do bão mặt trời, thượng tầng khí quyển của Trái đất có thể bị nóng lên, tác động trực tiếp đến mạng lưới vệ tinh ở quỹ đạo địa tĩnh.
Điều này có thể cản trở dịch vụ định vị GPS, tín hiệu điện thoại di động về truyền hình vệ tinh.
Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian cho hay bão mặt trời xuất phát từ nơi xảy ra vết lóa cấp X1,5 trên bề mặt sao trung tâm của chúng ta.
Trong đó, cấp X chỉ những vết lóa có cường độ mạnh nhất, với X2 uy lực gấp đôi X1 và X3 mạnh gấp ba lần.
Theo ghi nhận của lịch sử, các cơn bão mặt trời từng gieo rắc hỗn loạn cho người dân địa cầu. Một cơn bão mặt trời vào tháng 3.1989 đã gây cúp điện suốt 9 giờ ở một khu vực của Canada.
Bình luận (0)