Protein là một chất dinh dưỡng đa lượng hoạt động trong mọi tế bào của cơ thể. Nó cần thiết cho sự phát triển cơ bắp, da, enzyme, hoóc môn và điều chỉnh các mô cùng nội tạng trong cơ thể, theo chuyên gia Caroline Passerrello thuộc Viện Dinh dưỡng Mỹ.
tin liên quan
Tin vui cho những người thích ăn tỏiDấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu protein
Theo trang verywellfit.com dẫn lời chuyên gia Passerrello, thiếu protein trong thời gian dài gây suy nhược cơ thể, teo cơ, giảm sức mạnh cơ bắp. Không nạp đủ protein cũng gây ra chuột rút cơ bắp, yếu cơ và đau nhức. Cơ thể bạn sẽ lấy protein từ mô cơ và sử dụng nó làm năng lượng để hỗ trợ các chức năng quan trọng khác của cơ thể khi lượng protein nạp vào bị thấp.
Hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất với lượng protein đầy đủ. Thiếu protein làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm như cảm lạnh, cảm cúm...
Cơ thể bị phù do thiếu protein nghiêm trọng làm chất lỏng tích tụ trong các mô, gây sưng. Protein giảm cũng dẫn đến sự tích tụ chất lỏng bên trong khoang bụng, khiến bụng to lên. Bụng căng phồng là một dấu hiệu đặc trưng của tình trạng thiếu protein kéo dài, thường thấy ở trẻ em những nước kém phát triển tại châu Phi.
Chữa lành vết thương phụ thuộc vào dinh dưỡng tốt, bao gồm cả lượng protein đầy đủ. Nghiên cứu cho thấy thiếu hụt protein còn giảm sự hình thành collagen, khiến vết thương lâu lành.
tin liên quan
7 dấu hiệu 'tố cáo' bạn không được khỏe mạnhTóc được làm từ protein, thiếu chất này có thể khiến tóc mọc thưa. Rụng tóc, tóc xơ gãy cũng dễ xảy ra khi cơ thể thiếu hụt protein, theo nghiên cứu của Đại học Portsmouth (Anh). Móng tay mau gãy và da dễ bong là những dấu hiệu khác của thiếu protein.
Ngoài ra, thiếu protein trong thời gian dài khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân.
Một triệu chứng phổ biến khác là gan nhiễm mỡ. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây viêm hoặc suy gan. Gan nhiễm mỡ là tình trạng phổ biến ở những người béo phì cũng như những người uống nhiều rượu bia. Nguyên do tại sao bệnh này vẫn xảy ra trong trường hợp thiếu protein hiện chưa rõ, song một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học West Indies (Jamaica) được đăng trên trang web của Viện Y tế quốc gia Mỹ cho thấy, thiếu protein vận chuyển chất béo được gọi là lipoprotein có thể góp phần dẫn tới gan nhiễm mỡ.
Protein có liên quan chặt chẽ với việc chậm phát triển ở trẻ em. Protein không chỉ giúp duy trì khối lượng cơ và xương, mà còn cần thiết cho sự phát triển cơ thể.
Lượng protein thấp còn có thể làm tăng sự thèm ăn, thèm chất ngọt, góp phần dẫn tới tăng cân và béo phì. Theo các chuyên gia, thực phẩm chứa nhiều carborhydrate mà không có protein dễ tiêu hóa nhanh, từ đó dẫn đến tăng đường huyết, gây thèm đường.
Ăn gì để bổ sung protein?
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), có thể bổ sung protein từ thịt nạc hoặc thịt ít chất béo và thịt gia cầm; hải sản giàu a xít béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá mòi và cá cơm; các loại hạt không rang muối để giữ lượng sodium (chất trong muối ăn) thấp.
Ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung protein. Hạn chế việc chỉ nạp protein từ động vật vì có thể gây táo bón do thiếu chất xơ. Thay vào đó, bổ sung protein từ thực vật.
Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ (ADA) cho hay chế độ ăn chay có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho mọi người, bao gồm cả vận động viên. Theo hiệp hội này, các nguồn protein từ thực vật cần có trong chế độ ăn uống của người ăn chay bao gồm các loại đậu, chế phẩm từ đậu nành, hạt bí đỏ, hạnh nhân, yến mạch, nấm, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai...
Các loại đậu không chỉ giàu protein mà còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, vitamin B6, magiê, folate và a xít alpha-linolenic. Ăn đậu thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì…
Bình luận (0)