Bảo vệ thiên địch trong vườn mắc ca

16/06/2015 11:02 GMT+7

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng đã điều tra, xác định được các loài sâu, bệnh hại cây mắc ca tại địa phương và khuyến cáo bà con cách phòng ngừa.

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng đã điều tra, xác định được các loài sâu, bệnh hại cây mắc ca tại địa phương và khuyến cáo bà con cách phòng ngừa.

Theo số liệu của Sở NN-PTNT Lâm Đồng, diện tích trồng mắc ca trên địa bàn đạt khoảng 960ha (trong đó có 70ha kinh doanh), chủ yếu được trồng xen với cà phê, chè ở 9 huyện, thành phố, thời gian trồng từ 2009 – 2014.
Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại trên cây mắc ca của một số dòng trồng tại địa phương của Chi cục BVTV Lâm Đồng cho thấy mức độ gây hại nhẹ, chưa phổ biến. Chi cục xác định sâu hại trên thân, cành, lá cây mắc ca có 11 loài: rầy mềm, sâu kèn nhỏ, rệp sáp, sâu đo đen vằn trắng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ nẹt, nhện đỏ, ve sầu (Purana pigmentata Dustant), ve sầu (Cryptotympana mandarina) và sâu đục quả. Bệnh hại cây mắc ca chủ yếu có 4 loại: bệnh xì mủ thân, bệnh chổi rồng, bệnh khô ngọn, bệnh cháy lá.
Cũng theo Chi cục BVTV Lâm Đồng, trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2015 chưa có loại thuốc nào đăng ký phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây mắc ca. Vì vậy để phòng trừ sâu bệnh này, Chi cục đã khuyến cáo bà con cần tìm hiểu các giống được sản xuất kinh doanh ở những trung tâm giống có uy tín để chọn giống kháng bệnh, cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn, sạch bệnh và thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ, cắt bỏ cành, lá, hoa bị hại tiêu hủy. Quan trọng hơn cần áp dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ nhằm bảo vệ các loài thiên địch trên vườn trồng mắc ca như: nhện, kiến vàng, ong bắp cày, chim, bọ ngựa, bọ rùa có khả năng ăn ấu trùng của một số loài sâu hại. Cần hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao, ưu tiên sử dụng các loại thuốc gốc sinh học để phòng trừ…
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.