Hồi tháng 8.2021, Thành ủy TP.HCM cũng ban hành Đề án giám sát số 06 về “Nâng cao vai trò của MTTQ và nhân dân giám sát tổ chức Đảng, đảng viên và hoạt động của chính quyền các cấp giai đoạn 2021 - 2030”. Đây được xem là một trong những cơ sở để MTTQ nâng cao chức năng giám sát.
Từng tham gia nhiều buổi giám sát của MTTQ, nhất là về việc thực hiện các gói hỗ trợ Covid-19 năm ngoái, người viết nhìn nhận việc giám sát chưa hiệu quả. Những hạn chế có thể kể đến như: giám sát còn nể nang, ngại va chạm, chưa mạnh dạn chất vấn, góp ý các yếu kém của cấp ủy, chính quyền; năng lực của thành viên đoàn giám sát chưa bằng đơn vị được giám sát; kết luận giám sát còn chung chung, không điểm thẳng những kiến nghị, trăn trở của người dân đối với chính quyền.
Một buổi giám sát của Ủy ban MTTQ VN TP.HCM về gói hỗ trợ Covid-19 tại Q.Bình Tân |
LÊ TRỌNG |
Những bất cập này cũng từng được nhiều lãnh đạo T.Ư và TP.HCM nhắc tới. Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Đỗ Văn Chiến từng chỉ ra tồn tại MTTQ giám sát nhưng không có chế tài xử lý; một số lãnh đạo địa phương các cấp đánh giá chưa đúng vai trò, vị thế của MTTQ, chưa tạo điều kiện, đâu đó còn xem thường...
Chính vì vậy, đặc biệt gắn với bối cảnh mới của TP.HCM, vai trò giám sát của MTTQ phải được “nâng tầm”, đột phá, loại bỏ tình trạng dân chủ hình thức.
Rất nhiều giải pháp đã được đưa ra để nâng cao chất lượng giám sát của MTTQ như xây dựng quy trình hướng dẫn tiêu chí, biểu mẫu, đề cương giám sát; đẩy mạnh hiệu quả các hội nghị nhân dân, kịp thời ghi nhận ý kiến của người dân theo dòng thời sự xã hội; mời ủy viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam, các nhà khoa học, chuyên gia thành viên hội đồng tư vấn... tham gia cùng đoàn giám sát.
Với bối cảnh công nghệ số, MTTQ cũng cần gấp rút xây dựng trang thông tin điện tử hoặc thông qua kênh thông tin công bố kế hoạch, thời gian, kết quả giám sát... để người dân có thể theo dõi, thúc đẩy công tác giám sát hiệu quả hơn.
Bình luận (0)