Bắt cóc để gây quỹ của al-Qaeda

01/08/2014 07:30 GMT+7

Một số nước châu u bị tố là nguồn cung cấp tài chính cho al-Qaeda thông qua việc trả tiền chuộc để đổi lấy tự do cho các công dân của họ.

Một số nước châu u bị tố là nguồn cung cấp tài chính cho al-Qaeda thông qua việc trả tiền chuộc để đổi lấy tự do cho các công dân của họ.

 Các tay súng al-Qaeda công bố hình ảnh những con tin trong một vụ bắt cóc  - Ảnh: Reuters
Các tay súng al-Qaeda công bố hình ảnh những con tin trong một vụ bắt cóc  - Ảnh: Reuters

Trong một bài điều tra đăng tải ngày 30.7, tờ The New York Times tiết lộ al-Qaeda và các tổ chức chi nhánh đã kiếm ít nhất 125 triệu USD từ hoạt động bắt cóc đòi tiền chuộc kể từ năm 2008. Riêng năm 2013, số tiền này là 66 triệu USD. Theo các quan chức chống khủng bố, phần lớn nguồn tiền được sử dụng để tuyển quân, huấn luyện và mua vũ khí.

Gà đẻ trứng vàng

Con số này thậm chí còn cao hơn theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, với ít nhất 165 triệu USD chảy vào túi al-Qaeda nhờ hoạt động bắt cóc từ năm 2008. Thứ trưởng Tài chính Mỹ phụ trách chống khủng bố David Cohen từng phát biểu rằng bắt cóc đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng nhất của khủng bố.

“Bắt cóc con tin là chiến lợi phẩm dễ dàng mà tôi có thể mô tả là một ngành nghề béo bở và là một kho báu”, Nasser al-Wuhayshi, thủ lĩnh al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập, tuyên bố.

Al-Wuhayshi tiết lộ tiền chuộc đóng góp một nửa nguồn quỹ hoạt động của al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập và trong vài trường hợp gần đây, họ thu được 10 triệu USD/con tin, so với khoảng 200.000 USD cách đây một thập niên.

Theo thống kê của The New York Times, kể từ năm 2008, tổ chức al-Qaeda ở Bắc Phi thu về 91,5 triệu USD từ Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Áo, một công ty quốc doanh của Pháp và hai nguồn không xác định để đổi lại việc phóng thích một số công dân Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha và Canada. Tây Ban Nha cũng từng trả 5,1 triệu USD cho al-Shabab, tổ chức liên kết với al-Qaeda ở Somalia. Còn al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập thu được 29,9 triệu USD từ Qatar, Oman và một nguồn chưa được xác định. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao các nước Áo, Pháp, Đức, Ý và Thụy Sĩ ngoài mặt đều phủ nhận việc chi tiền cho khủng bố. Chính phủ các nước được cho là trả tiền cho al-Qaeda thông qua mạng lưới trung gian và đôi khi che đậy dưới hình thức viện trợ, theo khẳng định của tờ The New York Times sau khi phỏng vấn nhiều con tin, nhà thương thuyết, nhà ngoại giao và quan chức chính phủ ở 10 quốc gia châu u, châu Phi và Trung Đông.

Mặc dù những kẻ bắt cóc luôn dọa giết các nạn nhân, một cuộc thống kê cho thấy chỉ một tỷ lệ nhỏ con tin bị các chi nhánh al-Qaeda giết chết trong 5 năm qua. Điều này khác hẳn so với cách đây một thập niên, khi những đoạn phim quay các vụ chặt đầu ghê rợn do al-Qaeda ở Iraq thực hiện thường được đưa lên mạng. Giờ đây, các nhóm này nhận ra họ có thể “phát dương quang đại” phong trào thánh chiến bằng cách giữ cho con tin sống để đổi lấy các va li tiền mặt.

Các tài liệu nội bộ mà The New York Times tiếp cận cho thấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa nòng cốt al-Qaeda ở Pakistan và các chi nhánh tại Bắc Phi, bán đảo Ả Rập và Somalia trong quá trình thương thuyết. Việc làm ăn phát đạt đến nỗi al-Qaeda ban hành cả “sổ tay” xử lý các vụ bắt cóc và có lần chỉ huy al-Qaeda ở Bắc Phi Mokhtar Belmokhtar từng bị cấp trên “kỷ luật” vì “phá giá” trong vụ bắt cóc hai nhà ngoại giao Canada ở Niger. Robert Fowler, đại diện cao cấp nhất của LHQ ở Niger và trợ lý Louis Guay được trả tự do vào tháng 4.2009 với giá 1 triệu USD, song giới lãnh đạo al-Qaeda cho rằng đây là khoản tiền “còm cõi”, chỉ bằng 1/3 biểu giá dành cho những nhà ngoại giao phương Tây.

Vòng xoáy oan nghiệt

Theo The New York Times, Mỹ và Anh là hai nước kiên quyết không trả tiền chuộc cho khủng bố. Điều này khiến các công dân bị bắt cóc của hai nước phải hứng chịu hậu quả thảm khốc, với rất ít người sống sót trong các vụ giải cứu đầy rủi ro. Chẳng hạn, một công dân Anh 61 tuổi tên Edwin Dyer từng bị al-Qaeda bắt cóc và giết chết sau khi London tuyên bố sẽ không chi tiền năm 2009. Những người Thụy Sĩ và Đức cùng bị bắt với Dyer ở Mali đã được thả ra sau khi tiền chuộc được trả. Trong cùng năm đó, quốc hội Thụy Sĩ bất ngờ thêm một khoản chi tiêu trên danh nghĩa viện trợ nhân đạo cho Mali vào ngân sách.

Bằng cách trả tiền, các chính phủ châu u cũng vô tình tiếp tay cho sự trỗi dậy của al-Qaeda và các tổ chức chi nhánh. Cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách châu Phi Vicki Huddleston nói rằng các nước châu u “có nhiều câu hỏi phải trả lời” bởi chính sách thỏa hiệp của họ khiến công dân các nước khác gặp nguy hiểm. “Đó hoàn toàn là chính sách lá mặt lá trái. Họ trả tiền chuộc và sau đó chối bỏ điều này. Sự nguy hiểm không chỉ dừng ở việc nuôi dưỡng khủng bố mà còn khiến toàn bộ các công dân của chúng ta bị đe dọa”, bà Huddleston nói.

Một hệ lụy khác của chính sách trên là al-Qaeda hiện ưu tiên cho việc bắt cóc công dân các quốc gia chấp nhận mở hầu bao. Công dân Pháp chiếm 1/3 trong số 53 con tin bị các chi nhánh al-Qaeda bắt cóc trong 5 năm qua. Công dân các quốc gia như Áo, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ chiếm khoảng 20%. Trái lại, chỉ có 3 người Mỹ bị al-Qaeda bắt cóc trong cùng kỳ, chiếm 5%.

Tuy nhiên, một nhà ngoại giao châu u phân trần rằng việc trả tiền chuộc là một quyết định khó khăn với nước của ông. “Người Mỹ bảo chúng tôi đừng bao giờ trả tiền chuộc. Và chúng tôi nói với họ: chúng tôi không muốn trả nhưng chúng tôi cũng không thể để người dân của mình mất mạng”, ông nói.

Sơn Duân

 >> ISIL khiêu khích al-Qaeda, Taliban
 >> Truyền thông Anh: al-Qaeda đứng sau vụ máy bay mất tích MH370
 >> Al-Qaeda đe dọa nữ hoàng Elizabeth II
 >> Giao tranh dữ dội ở Iraq, al-Qaeda chiếm một thành phố
 >> Al-Qaeda thắng thế ở nhiều thành phố của Iraq
 >> Al-Qaeda xin lỗi về vụ tấn công khủng bố Bộ Quốc phòng Yemen
 >> Vụ al-Qaeda tấn công khủng bố ở Yemen: Hai bác sĩ người Việt bị thiệt mạng
 >> Nhóm thân Al-Qaeda nhận trách nhiệm vụ đánh bom kép ở Li Băng
 >> Chi nhánh al-Qaeda ở Syria bị giải tán

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.