Sau khi tốt nghiệp ra trường, Tân làm việc cho một công ty điện tử của Đức. Tuy nhiên, nhận thấy công việc này không phải là đam mê của mình nên Tân chuyển hướng khởi nghiệp.
Trong một lần mua hàng trực tuyến và sau khi nhận hàng lại vứt bỏ hộp đựng, rất lãng phí, Tân đặt câu hỏi: làm sao tái chế được những chiếc hộp như thế này? Thế là anh bắt tay vào nghiên cứu. Trong vòng 6 tháng, Tân đã nghĩ ra được hướng đi và sản phẩm đầu tay của anh là chiếc móc áo.
“Bây giờ mọi người mua quần áo qua mạng rất nhiều, chỉ cần biến các hộp gói thành móc thì khách hàng có thể tận dụng để treo áo quần. Rất tiện lợi”, Tân chia sẻ.
tin liên quan
Cô gái có nhiều loại bánh... sạchCó một cô gái vì đam mê khoa học và mong muốn truyền cảm hứng nên đã chọn con đường khởi nghiệp để đi.
Cứ nghĩ như trò chơi của trẻ nhỏ, nhưng thật ra để làm sao cho việc tái chế nhanh gọn và dễ dàng nhất, khiến khách hàng cảm thấy thích thú và không tốn nhiều thời gian của họ là cả một vấn đề.
Sau sản phẩm đầu tiên, Tân nghĩ ra các tiện ích khác như: hộp carton thành khung ảnh, thành giá sách, “con heo” bỏ tiền... Mang sản phẩm đi dự các cuộc thi khởi nghiệp và đều đoạt giải thưởng cao, nhưng để sản phẩm này ra thị trường lại là vấn đề nan giải. Bởi theo Tân, sản phẩm còn quá mới lạ và không biết thị trường có chấp nhận được hay không.
|
Dù vậy Tân không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục tái chế thành nhiều sản phẩm hữu ích khác, rồi mang đi chào mời khách hàng.
Khi thấy sản phẩm sáng tạo của Tân, khách hàng rất ưng ý, nhưng lại đề xuất là mỗi ngày họ có mấy ngàn đơn hàng và yêu cầu Tân làm thế nào để tối ưu hóa việc gói hàng thì họ sẽ đặt hàng sản phẩm. Từ đó, thương hiệu đóng gói Magix của Tân ra đời.
Về các tính năng của Magix, Tân phân tích thứ nhất là đảm bảo được việc bảo quản hàng hóa. Thứ hai là tiết kiệm 30% chi phí vận chuyển bởi tất cả hộp carton Magix đều tối ưu kích thước đóng gói cho khách hàng, vì trong vận chuyển ngoài khối lượng thực thì còn có khối lượng được quy ra bởi thể tích chiếm chỗ của sản phẩm đã được đóng gói. Hãng vận chuyển thường quy định hàng hóa dưới nấc 0,25 kg thì không phải trả thêm phí, còn nếu vượt thì khách hàng phải trả thêm 3.000 - 3.500 đồng. Magix đã giải quyết được các vấn đề này. Thứ ba là, Magix còn xây dựng hệ thống ghép đơn hàng tạo ra những nhu cầu giống nhau. Chẳng hạn như với số lượng đặt hàng ít, thì nhà sản xuất sẽ rất tốn thời gian và chi phí, thay vì đó Magix sẽ tìm những khách hàng có cùng nhu cầu và ghép lại với nhau tạo ra một nhu cầu đủ lớn cho nhà sản xuất.
tin liên quan
Tự nuôi tảo Spirulina tại nhàNhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã triển khai một dự án khởi nghiệp hướng đến sức khỏe con người. Đó là cung cấp mô hình nuôi tảo Spirulina tại nhà để bổ sung vi chất giúp các thành viên trong gia đình ngày một khỏe, đẹp hơn.
Bên cạnh đó, Magix còn giúp tiết kiệm được chi phí đóng gói, tiện lợi mà điều đặc biệt là thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm lãng phí xã hội.
Chính nhờ sự sáng tạo và chọn đúng sản phẩm thị trường đang cần, nên thành lập chưa tròn 1 năm, nhưng Magix đã đạt được những thành công bước đầu. Đó là mỗi tháng Magix bán được hơn 50.000 đơn vị sản phẩm, trong đó từ 22.000 đến 25.000 đơn vị là bán lẻ.
Và mới đây, Tân đã xuất sắc giành được gói hỗ trợ 1 tỉ đồng từ chương trình Speedup 2017 do Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM tổ chức.
Bình luận (0)