Được thành lập ngày 21.5.1975 tại TP.HCM, trung đoàn không quân trực thăng 917 tiếp thu, đưa vào hoạt động các máy bay chiến lợi phẩm của chế độ cũ (UH-1A, L-19, U-17, CH-47) tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và các nhiệm vụ đột xuất khác theo lệnh cấp trên.
tin liên quan
Giữ độc lập cho bầu trời: Biên đội 'U ti ti'Ngay sau 30.4.1975, Không quân nhân dân VN đã tiếp thu hơn 1.000 máy bay cùng hệ thống vật chất, khí tài quân sự hầu như nguyên vẹn ở hơn 200 sân bay lớn nhỏ của Việt Nam Cộng hòa.
|
Cuối tháng 4.2017, sau 42 năm đóng quân tại căn cứ Tân Sơn Nhất làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, vận chuyển quân sự và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác trên đất liền cũng như trên vùng biển, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, trung đoàn 917 đã chuyển địa điểm đóng quân về căn cứ sân bay Cần Thơ.
Theo đánh giá, căn cứ của trung đoàn 917 được xem là quy mô, hiện đại nhất trong số các đơn vị trực thăng trong toàn quân với các nhóm công trình khu sân bay; nhóm công trình điều hành bay và chuẩn bị bay; nhóm công trình phục vụ kỹ thuật hàng không và kỹ thuật sân bay; nhóm kho tàng; nhóm nhà và các công trình phục vụ làm việc; nhóm mạng lưới kỹ thuật; nhóm thiết bị thông tin, xe máy chuyên dùng…
|
Ngày 26.9 vừa qua, trong chuyến thăm và làm việc tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các ban bộ ngành trung ương đã đến thăm trung đoàn 917.
Trò chuyện với cán bộ chiến sĩ trong đơn vị, Thủ tướng đã biểu dương những nỗ lực cố gắng trong việc ổn định tình hình đơn vị, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ và yêu cầu trung đoàn tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng cho bộ đội; ra sức huấn luyện làm chủ trang bị khí tài, bảo đảm an toàn bay vững chắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời vùng biển của Tổ quốc.
tin liên quan
Giữ độc lập cho bầu trời: Thần tốc làm chủ máy bay hiện đại'Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi đứng trước cả rừng máy bay chiến lợi phẩm hiện đại. Nếu không có phi công, nhân viên lưu dung, chúng tôi khó mà chuyển máy bay A-37 chứ đừng nói sử dụng thành thạo', phi công Lê Hải nói.
Giữa tháng 10.2017, các phóng viên Báo Thanh Niên đã có mặt tại căn cứ Cần Thơ cùng bay trên trực thăng Mi-8, Mi-171 (các biến thể) để ghi nhận hoạt động huấn luyện một số khoa mục bay đơn giản đến phức tạp, bay đơn hoặc bay đôi… cùng phi công và thợ máy của trung đoàn không quân trực thăng 917.
Lực lượng đảm bảo kỹ thuật bàn giao máy bay cho tổ bay, trước giờ huấn luyện buổi sáng
|
Bay đôi qua căn cứ ở độ cao 200 m
|
Phi công Phạm Huy Bình, Tham mưu trưởng trung đoàn, đảm nhiệm lái chính trên trực thăng Mi-171
|
Trên buồng lái trực thăng
|
Thiếu tá Nguyễn Trường Toán, Phó Chủ nhiệm chính trị trung đoàn, đồng thời là lái chính đang theo dõi đường bay cho học viên huấn luyện trên trực thăng 8431
|
Đại úy Phan Ngọc Trìu, lái phụ kiêm dẫn đường đang kiểm tra sơ đồ bay
|
Phi công Phạm Huy Bình, Tham mưu trưởng trung đoàn (trái) tranh thủ rút kinh nghiệm điều khiển trực thăng với học viên Hà Xuân Hòa (phải) ngay khi kết thúc ban bay huấn luyện
|
Trực thăng của trung đoàn bay trên bầu trời TP. Cần Thơ
|
Nhân viên đảm bảo kỹ thuật thực hiện thao tác đón máy bay vào sân đỗ, sau khi kết thúc ban bay
|
Xe kéo chuyên dụng đưa máy bay vào khu vực bảo đảm
|
Kiểm tra máy móc thiết bị để giữ an toàn cho các chuyến bay
|
Nụ cười của phi công - thợ máy khi hoàn thành ban bay huấn luyện
|
Bình luận (0)