Các tuyến xe di dời từ Bến xe Miền Đông cũ qua Bến xe Miền Đông mới là những tuyến đến 15 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau.
Bến xe Miền Đông mới nhộn nhịp trong sáng 11.10 |
TRẦN DUY KHÁNH |
Người dân chờ mua vé tại bến xe mới |
TRẦN DUY KHÁNH |
'Ngồi ghế nệm trong phòng lạnh, nghe nhạc và chỉ việc chờ đến chuyến'
Hành khách đến Bến xe miền Đông mới: tiện nghi, đầy đủ, thoải mái |
Ghi nhận của Thanh Niên, từ sáng sớm 11.10, hàng trăm lượt khách có mặt tại bến xe mới. Ở khu vực bên ngoài, xe công nghệ, xe khách, xe buýt liên tục ra vào. Bên trong bến xe, người dân tay xách nách mang, xếp hàng chờ mua vé. Nhân viên, bảo vệ hướng dẫn hành khách di chuyển vào hàng ghế chờ xe.
Người dân thích thú với cơ sở vật chất hiện đại ở Bến xe Miền Đông mới |
TRẦN DUY KHÁNH |
Hành khách ngồi chờ đến chuyến |
TRẦN DUY KHÁNH |
Nhiều người dân phấn khởi cho biết, bến xe quá hiện đại, vô cùng thoải mái, thoáng mát và tiện nghi khi không có tình cảnh chen lấn, ùn tắc. "Tôi dễ dàng mua được vé, ngồi ghế nệm trong phòng lạnh, nghe nhạc và chỉ việc chờ đến chuyến là lên xe đi", chị Nguyễn Ngọc An (quê Khánh Hòa) chia sẻ.
Xe đến tận phòng lạnh, ghế đệm nơi khách ngồi chờ để đón khách |
TRẦN DUY KHÁNH |
Nhiều hành khách bỡ ngỡ, đón xe buýt về bến xe Miền Đông cũ rồi đón tiếp xe đi Bến xe Miền Đông mới
Tuy nhiên, một số hành khách ít theo dõi thông tin thì tỏ ra bất ngờ khi phải đi nhiều tuyến xe, có trường hợp tốn thêm 200.000 đồng để đi xe công nghệ đến bến xe mới tại TP.Thủ Đức.
Hành khách hài lòng với cơ sở vật chất tại bến xe mới |
TRẦN DUY KHÁNH |
Vẻ mặt mệt mỏi, anh Anh Tuấn (quê Khánh Hòa) cho hay: "Tôi ở trọ tại Q.Bình Thạnh, trước đây chỉ cần đến đặt vé tại bến cũ là đi nhưng bây giờ phải chờ xe trung chuyển thêm 1 đoạn rất dài. Tuy nhiên, khi đến đây tôi thấy cơ sở quá hiện đại, thoáng mát, tiện lợi. Tôi rất thích!".
Nhộn nhịp trong buổi sáng đầu đón 100 tuyến xe ở Bến xe Miền Đông mới |
TRẦN DUY KHÁNH |
Còn trường hợp của anh Nguyễn Tấn Mỹ (38 tuổi, quê Phú Yên) cho biết do không nắm thông tin, sáng nay anh Mỹ đã phải tốn hơn 200.000 đồng để có mặt kịp giờ khởi hành tại Bến xe Miền Đông mới. "Do không nắm thông tin, tôi đã bắt 2 chuyến buýt đến bến xe cũ, sau đó bắt xe công nghệ đi đến bến xe mới, hơi vất vả nhưng... từ từ sẽ quen", anh Mỹ kể.
Một số hành khách chưa nắm thông tin lại tỏ ra mệt mỏi khi phải đi nhiều tuyến xe để đến được bến mới |
TRẦN DUY KHÁNH |
Trước thực trạng trên, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM thông tin, đã tăng cường thêm các chuyến xe buýt cho các tuyến đi đến hoặc tuyến đi ngang qua Bến xe Miền Đông mới, đảm bảo phục vụ cho việc đi lại của hành khách.
Bên cạnh đó, các nhà xe cũng sẽ hỗ trợ hết sức nhằm đảm bảo cho người dân đi lại thuận tiện nhất bằng các chuyến xe trung chuyển.
Người dân rời khỏi phòng lạnh, lên xe |
TRẦN DUY KHÁNH |
Hành khách tay xách nách mang, nhộn nhịp tại bến xe mới |
TRẦN DUY KHÁNH |
Khách lên xe khởi hành |
TRẦN DUY KHÁNH |
Theo đó, các tuyến xe buýt có trợ giá vào Bến xe Miền Đông mới gồm: tuyến 55 (Công viên phần mềm Quang Trung - Khu công nghệ cao - Bến xe Miền Đông mới), tuyến 56 (Bến xe Chợ Lớn - Trường đại học Giao thông vận tải - Bến xe Miền Đông mới), tuyến 76 (Long Phước - Suối Tiên - Bến xe Miền Đông mới) hay tuyến 93 (Bến Thành - Bến xe Miền Đông mới).
Và các tuyến xe buýt không trợ giá có tuyến đi qua Bến xe Miền Đông mới: tuyến 60-1 (Bến xe Miền Tây - Bến xe Biên Hòa), 60-2 (Trường đại học Nông Lâm - Bến xe Phú Túc), 60-3 (Bến xe Miền Đông - Khu công nghiệp Nhơn Trạch), 60-4 (Bến xe Miền Đông - Khu công nghiệp Sông Mây).
Hình hài "siêu Bến xe Miền Đông" mới trước ngày đón 100 tuyến xe |
Người dân đi xe máy từ trung tâm thành phố đến Bến xe Miền Đông mới, có thể di chuyển trên xa lộ Hà Nội hướng từ cầu Sài Gòn đi Đồng Nai hay đi trên đường Phạm Văn Đồng hướng từ Q.Gò Vấp đến cầu vượt Linh Xuân, cho xe rẻ phải vào quốc lộ 1 hướng về Bến xe Miền Đông mới.
Bình luận (0)