Live Science dẫn thông tin của Sở Y tế Florida cho biết người dân này đã không đi bệnh viện để được cấp cứu kịp thời sau khi bị một con dơi cắn. Con vật này có thể mang vi rút dại. Nếu người này được tiêm phòng dại ngay sau khi bị cắn thì có thể đã không tử vong.
tin liên quan
4 cái ‘bẫy’ của cuộc sống hiện đại khiến bạn mập lên từng ngàyCó rất nhiều thứ vốn là phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại đang khiến bạn ngày càng mập ra, lượng mỡ thừa ở bụng ngày nhiều hơn. Nhận diện các yếu tố này có thể giúp kiểm soát được phần nào kích thức vòng eo.
Bác sĩ Amesh Adalja, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, nói với Live Science, lý do quan trọng nhất của việc tiêm phòng ngay sau khi bị cắn là để giết chết vi rút dại trước khi gây bệnh.
Thời gian ủ bệnh dại phụ thuộc vào chỗ nào mà người đó bị cắn hoặc bị nhiễm vi rút. Chẳng hạn, người bị cắn ở mặt thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn người bị cắn ở chân. Thời gian ủ bệnh này có thể là vài ngày đến vài tháng.
"Vi rút dại đi vào cơ thể thông qua vết thương bị cắn, sau đó từ từ đi đến hệ thần kinh trung ương và não", bác sĩ Adalja cho biết thêm.
tin liên quan
2 người chết do bị chó cắn mà không chích ngừaBị chó dại cắn nhưng hai bệnh nhân không đến cơ sở y tế kiểm tra, tiêm phòng; sau một thời gian thì phát bệnh dại dẫn đến tử vong.
Người bị cắn sẽ có dấu hiệu như sốt cao và đau đầu. Sau đó, vi rút bệnh dại này đã đi đến não, gây viêm não. Bệnh nhân có thể bị co giật và hôn mê. Phần lớn trong số họ đều tử vong.
Người bị cắn nên lập tức đến bệnh viện sau khi bị cắn để có thể tránh khỏi số phận bi đát này.
Live Science trích dẫn khuyến cáo của Sở Y tế Florida, người dân nên tránh tiếp xúc với động vật hoang dã. Nếu bạn nghĩ bạn có thể bị dại thì hãy đến cơ sở y tế nhanh nhất để được điều trị đúng.
tin liên quan
Suýt tàn phế vì máy cắt cỏNgày 3.11, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân Đoàn Hồng Chuyên (44 tuổi, ngụ Bà Rịa-Vũng Tàu) trong tình trạng đứt gần lìa cổ chân phải.
Bình luận (0)