Bí quyết tăng doanh số trên sàn thương mại điện tử

Thành Luân
Thành Luân
10/12/2022 07:49 GMT+7

Những tháng cuối năm luôn là dịp để các doanh nghiệp “bứt tốc” doanh số. Cùng lắng nghe về hành trình chinh phục “triệu đơn” từ các nhà bán hàng xuất sắc để gia tăng doanh số dịp cuối năm.

Giải quyết ba bài toán khó cùng lúc chỉ nhờ… một cửa!

Hành trình khó khăn nhất trong quá trình khởi nghiệp luôn là giai đoạn xây nền móng. Là chủ sở hữu của gian hàng Toptotoes.vn (chuyên cung cấp các mặt hàng dược mỹ phẩm chăm sóc da có nguồn gốc Âu Mỹ), Thủy Tiên bắt đầu chạm ngõ với nghề kinh doanh online nhờ thời gian du học tại Nga.

Thương mại điện tử giúp tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các bạn trẻ

afp

Dù có lợi thế là sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, Thủy Tiên vẫn gặp không ít khó khăn trong khâu “xây” quy trình và vận hành cửa hàng. Giai đoạn khởi điểm, Tiên chưa biết tính toán như thế nào để thu mua được đủ số lượng hàng cần, làm sao để thỏa thuận được giá tốt, cách gửi hàng về Việt Nam nhanh và thuận tiện, quản lý đơn hàng và đối soát kinh phí sao cho hiệu quả… Bên cạnh đó, do không có ngân sách và kỹ năng trong việc chạy quảng cáo, các kênh bán hàng online của Tiên cũng không tiếp cận được lượng khách hàng như kỳ vọng.

Lúc đó, Tiên đã tìm kiếm một giải pháp để có thể giải quyết nhiều bài toán khó cùng một lúc - thông qua một cửa để tiện kiểm soát. Kênh thương mại điện tử (TMĐT) là giải pháp tối ưu khi giúp cô chủ gian hàng Toptotoes.vn giải quyết ba bài toán kinh doanh cùng lúc.

Tiên tiết kiệm được công sức và thời gian khi mọi thứ tích hợp tại một nơi, từ khâu truyền thông - tiếp cận khách hàng, quản lý đơn hàng cùng đơn vị vận chuyển, đối soát thu chi… Tiên tận dụng nguồn lực có sẵn từ TMĐT để phát triển việc kinh doanh: Từ việc mở rộng tệp khách hàng cho đến tận dụng công cụ và giải pháp mà nền tảng này cung cấp để tối ưu hóa việc kinh doanh.

Tiên chia sẻ: “Nhờ kinh doanh online trên sàn TMĐT Lazada, mình có thể hoạch định rõ những bộ phận cần có, những việc cần làm, những nguyên tắc phát triển mô hình kinh doanh chuyên nghiệp với đầy đủ các bộ phận nòng cốt. Mình đã xây được một team hoàn chỉnh với các bộ phận chính như: Bộ phận vận hành, Bộ phận tư vấn và chăm sóc khách hàng, Bộ phận xử lý khiếu nại, Bộ phận kho, Bộ phận đóng gói, Bộ phận Marketing… Kết quả là từ cửa hàng online nhỏ ban đầu, mình giờ đã mở được các cửa hàng offline và mở cả công ty như hiện tại”.

Làm chủ là hành trình tự học liên tục để tìm ra hướng đi phù hợp nhất!

Chủ gian hàng ePharmacy là một nhà bán hàng đã nhiều lần đạt danh hiệu Top nhà bán hàng xuất sắc nhất của sàn TMĐT Lazada. ePharmacy cũng từng đạt giải thưởng "Thương hiệu Việt đột phá" trong Lễ tôn vinh Doanh nhân công nghệ Việt Nam 2022. Thế nhưng ít ai biết rằng, ở giai đoạn bắt đầu và trong hành trình gầy dựng thương hiệu, ePharmacy đã trải qua không ít những khó khăn để tìm ra hướng đi phù hợp cho mình.

Cù Anh Khoa trong lễ tôn vinh Doanh nhân công nghệ Việt Nam 2022

ctv

Anh Khoa (CEO thương hiệu ePharmacy) cho biết so với mô hình kinh doanh truyền thống ban đầu, rất ít người biết đến thương hiệu khi khách hàng chủ yếu là khách quen thông qua các mối quan hệ cá nhân hoặc người này giới thiệu người kia. Không có nền tảng và ngân sách ổn định cho việc quảng cáo, Khoa buộc phải tìm một định hướng phù hợp với bối cảnh và nguồn lực lúc bấy giờ của ePharmacy.

Sau khi tìm hiểu, Khoa dần bén duyên với sàn TMĐT Lazada. Khoa nhận ra rằng, thông qua TMĐT, doanh nghiệp như được đứng trên vai người khổng lồ khi tận dụng nguồn lực và bộ máy của “ông lớn” để tự động hóa một số quy trình chính (vốn tốn nhiều nguồn lực và chi phí) như: lấy hàng, giao hàng, đối soát đơn hàng và quản lý dòng tiền. Mặc dù sàn TMĐT là nơi có sự cạnh tranh cao, nhưng đây cũng là cơ hội để ePharmacy tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.

Có thể thấy, việc tìm ra một hướng đi phù hợp sẽ giúp các nhà bán hàng có thể giải quyết cùng lúc nhiều bài toán kinh doanh. Từ những khó khăn trong việc tự động hóa và chuyên môn hóa quy trình, vận hành và quản lý các bộ phận chuyên môn, tối ưu chi phí và nguồn lực, mở rộng và tiếp cận nhiều hơn đến các khách hàng tiềm năng. Thông qua TMĐT, những nhà bán hàng vừa và nhỏ có cơ hội tận dụng nguồn lực và bộ máy của “người khổng lồ” để tối ưu hóa nguồn lực và ngân sách cho chính doanh nghiệp của mình.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.