Đó là ông Trần Văn Thanh, bí thư chi bộ thuộc P.Phạm Ngũ Lão (Q.1, TP.HCM).
Ông Thanh năm nay đã 65 tuổi, có thời gian công tác ở địa phương từ những năm 70 cho đến tận hôm nay. Năm 1987 ông Thanh dừng công tác ở Công an phường và chuyển qua làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau. Sau khi nghỉ hết những công việc từng làm, năm 2011 ông Thanh trở lại sinh hoạt Đảng tại địa phương. Thế là việc bao đồng của ông ở phường cũng bắt đầu từ đó.
Thời gian đầu sinh hoạt, ông Thanh chỉ là thành viên, vài năm sau ông được bầu làm bí thư chi bộ. Thời điểm ấy, tệ nạn ma túy ở địa phương là một vấn đề được chi bộ quan tâm nhiều nhất.
tin liên quan
Khi lính 'phòng không' làm nữ dân phòngVì thế ông tự nguyện đảm nhận nhiệm vụ chính là tiếp cận và vận động các đối tượng nghiện hút ở địa phương. Mỗi ngày, ông Thanh dành hơn 3 giờ để tiếp cận cơ sở, dò la từng con hẻm, điểm nóng thăm hỏi mọi người. Mọi ngõ ngách, từng hoàn cảnh cụ thể của người dân ở phường ông đều nắm rõ.
Bằng tấm lòng chân thật, ông Thanh lấy tình thương và trách nhiệm, coi những người nghiện như người thân trong nhà. Ông áp dụng cách xây dựng sơ đồ tổ chức ở địa phương, vận động từng bước với người nghiện. Ngày ngày, ông khoanh vùng những người nghiện lại và động viên. Nhiều trường hợp đã nghe theo ông đi cai nghiện làm lại cuộc đời.
“Khi xưa, tôi nghe đồn ma tuý ở khu phố dữ lắm, tôi cũng dè dặt không dám đi. May nhờ người dân ủng hộ nên tôi không sợ. Vợ tôi còn nói ông ơi đừng làm!”, ông Thanh kể lại.
Ông Thanh còn làm công tác từ thiện rất tích cực. Vì theo ông nói phải có làm mới thuyết phục được người dân ở đây. Đồng lương ít ỏi của bí thư chi bộ mỗi tháng ông đều gom hết để dành giúp người nghèo.
“Ca” đầu tiên ông Thanh góp tiền xây nhà cho một phụ nữ nghèo ở khu phố. Vì khi đi cơ sở, ông thấy căn nhà của người này xuống cấp không thể tệ hơn. Ông dành dụm được 45 triệu, còn 5 triệu ông đi “xin” nhiều người khác để xây nhà. Không những vậy, khi người phụ nữ này qua đời, chính tay ông tổ chức đám tang, vận động bà con hỗ trợ cho người quá cố đến nơi đến chốn.
“Vợ tôi lại hỏi tôi đi làm như vậy có lương không. Chứ thấy tôi còn làm cực quá. Tôi trả lời là không có tiền, nhưng thật sự tiền lương mỗi tháng tôi giấu để dành làm quỹ lo cho người nghèo”, ông kể về những lần trò chuyện với vợ.
|
Trong suốt hơn hai nhiệm kỳ (2,5 năm/nhiệm kỳ) bí thư chi bộ, ông đã vận động được một nguồn tiền ổn định hằng tháng, với gần 100 triệu đồng tích góp để chăm lo người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ông dành kinh phí mua gạo, quà, tặng thẻ bảo hiểm y tế,… cho người nghèo khó.
tin liên quan
Mẹ nuôi 11 người con không có tiền đón 2 con về: TT bảo trợ nói gì?Ông Thanh kể tiếp về những công việc không tên khác của mình: “Bất cứ chuyện gì dân kêu tôi đều có mặt, tôi như đường dây nóng của phường vậy đó. Đến chuyện chăn gối vợ chồng, con cái không đi học cũng kêu tôi nhờ giải quyết can thiệp. Không lúc nào tôi từ chối bất cứ cuộc gọi nào của người dân”.
Một chuyện ngoài lề khác mà ông Thanh tâm đắc là giúp cho hai người dân địa phương bị mắc bệnh tâm thần, sống lang thang ở cầu thang chung cư 12 đường Trần Hưng Đạo có được giấy tờ tùy thân. Lúc đó, ông phải lên phường xin lục lại hồ sơ, tận dụng những mối quan hệ, đứng ra làm cam kết bảo lãnh cho hai người này. Nhờ có giấy tờ mà hai người này mới được đi khám chữa bệnh.
Ông Thanh còn khoe mới lắp đặt được camera quan sát cho khu phố mình, với số tiền gần 60 triệu đồng vận động vay mượn từ các tổ chức, cộng với 10 triệu tiền túi của ông. Không dừng lại ở đó, ông Thanh vẫn luôn mong muốn sẽ tiếp tục làm nhiều chương trình khác nữa như cái vận "bao đồng" đã ứng vào ông.
Bình luận (0)