Hơn 56% các đại dương của thế giới đang đổi màu sắc theo một mức độ không thể giải thích được bằng tự nhiên, và nguyên nhân nhiều khả năng là do biến đổi khí hậu. Đó là kết luận của đội ngũ nghiên cứu dẫn đầu là nhóm chuyên gia của Trung tâm Hải dương học Quốc gia (Anh) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ).
Báo cáo đăng tải trên chuyên san Nature nêu lên một thực tế khó giải thích: các đại dương nhiệt đới ở gần xích đạo đang trở nên xanh (lá) hơn trong 2 thập niên qua. Đây là hiện tượng phản ánh những thay đổi đã xảy ra cho các hệ sinh thái của chúng.
Màu sắc của đại dương xuất phát từ những vật liệu được tìm thấy ở những tầng trên của biển cả. Chẳng hạn, biển màu xanh dương đậm ít mang theo sự sống, trong khi biển màu xanh lá chỉ sự hiện diện của các hệ sinh thái, dựa vào thực vật phù du, các loại vi khuẩn như thực vật chứa chlorophyll.
Thực vật phù du hình thành nên nền tảng của mạng lưới thức ăn cho các sinh vật lớn hơn, như loài tôm he, cá, chim biển và động vật biển có vú.
Vẫn chưa thật sự rõ ràng bằng cách nào các hệ sinh thái trở nên biến đổi, cũng như ảnh hưởng đến từ sự thay đổi này. Dù vậy, đồng tác giả Stephanie Dutkiewicz, nhà nghiên cứu kỳ cựu của MIT lẫn Trung tâm Hải dương học Quốc gia, cho rằng ai nấy đều rõ ràng chính biến đổi khí hậu đã thúc đẩy sự chuyển biến đó.
61.000 người tử vong trong đợt nắng nóng kỷ lục tại châu Âu
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ phóng vệ tinh hiện đại vào tháng 1.2024 với tên gọi Pace. Một trong các nhiệm vụ của vệ tinh Pace là đo đạc hàng trăm màu sắc của đại dương trên toàn thế giới, trong nỗ lực tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra cho các đại dương của chúng ta.
Bình luận (0)