Điểm lại tình hình 2019, ông James Kraska (giáo sư (GS) về luật hàng hải quốc tế - Đại học Hải chiến Mỹ), chỉ ra và dự báo: Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Có lẽ, sang năm sau thì các hành vi này sẽ tiếp diễn.
Ảnh hưởng của Biển Đông với Indo-PacificTình hình Biển Đông trong năm 2019 đã thúc đẩy các nước ưu tiên chính sách đối ngoại đối với khu vực liên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Điều đó thể hiện qua việc Nhật Bản có “Tầm nhìn Indo-Pacific tự do và rộng mở”, ASEAN có “Triển vọng Indo-Pacific”, Mỹ có “Chiến lược Indo-Pacific”, Úc cũng đưa ra khái niệm định hình Indo-Pacific.
Đó là vì hầu hết các nước đều lo ngại về hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông và dự đoán cách chiêu trò “lý lẽ của kẻ mạnh” sẽ được Bắc Kinh áp dụng như một lề lối mới cho trật tự khu vực, bất chấp luật pháp quốc tế. Bằng chứng là Trung Quốc đã không ngần ngại xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai khí tài quân sự ở các thực thể, bãi đá ngầm trên Biển Đông.
Bên cạnh đó, nhiều nước cũng lo ngại Trung Quốc sẽ thực thi các chính sách “mềm” nhằm phá vỡ quy tắc toàn cầu cũng như tại khu vực. Những chính sách “mềm” này có thể bao gồm cả việc tìm cách can thiệp để phá vỡ sự đồng thuận trong khối ASEAN, hoặc viện trợ tài chính gây ảnh hưởng nhằm vào một số nước liên quan tranh chấp.
Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung về cấu trúc an ninh ở Indo-Pacific, mà tâm điểm là Biển Đông, đang gây nhiều ảnh hưởng, các nước trong khu vực sẽ muốn mở rộng liên kết hơn với nhiều nước như Nhật, Úc, Ấn Độ...
PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada)
|
Theo GS Holmes, Trung Quốc có thể triển khai lực lượng vũ trang dưới nhiều hình thức hòng đạt thế độc quyền kiểm soát trong khu vực. Bởi thực tế các nước trong khu vực chưa có sự phối hợp đủ hiệu quả để ngăn cản hành vi của Trung Quốc.
Trung Quốc thúc đẩy COC theo hướng có lợi cho nước nàyTrung Quốc sẽ thúc đẩy việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phù hợp với lợi ích của nước này, một bộ quy tắc mà không có tính ràng buộc pháp lý và loại trừ hoạt động quân sự của các nước bên ngoài khu vực, như Mỹ và Nhật Bản.
Tuy nhiên, ASEAN sẽ phản đối và tôi không nghĩ ASEAN sẽ chấp nhận phiên bản COC của phía Trung Quốc là nhằm giữ các nước bên ngoài tránh xa Biển Đông. Phía Trung Quốc sẽ thảo luận về tình hữu nghị và quan hệ đảng với Việt Nam vì họ muốn thuyết phục ASEAN chấp nhận phiên bản COC của họ.
GS Leszek Buszynski (Đại học Quốc gia Úc)
|
Bắc Kinh tiếp tục gây sức ép Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tuần tra “khẳng định chủ quyền” trong vùng biển mà các yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò - NV) chồng lấn với Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước ven bờ. Trong năm 2020, chúng ta có thể chứng kiến Trung Quốc tiếp tục ý đồ gây sức ép lên các nước ven Biển Đông dừng các hoạt động của những tàu thăm dò dầu khí nước ngoài.
Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng tốc hoàn thành COC vì các nước thành viên ASEAN còn ít thời gian đàm phán với Trung Quốc về những vấn đề tranh cãi như phạm vi địa lý, liệu COC sẽ có tính ràng buộc pháp lý hay không, các tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào và các thỏa thuận giải quyết tranh chấp sẽ được thực thị như thế nào và vai trò của bên thứ 3.
GS Carlyle A.Thayer (Học viện Quốc phòng Úc)
Văn Khoa (thực hiện)
|
Dự báo về hành vi của lực lượng này trong thời gian tới, ông Poling nhận định: “Trung Quốc đang sử dụng lực lượng dân quân biển để hình thành “vùng xám” nhằm lấn át để đẩy các bên ra khỏi khu vực. Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược này trong năm 2020”.
Bình luận (0)