Nghiên cứu do các tác giả tại Viện Nghiên cứu Y tế châu Phi tại Durban (Nam Phi) thực hiện và chưa được bình duyệt. Tổng cộng có 33 người tham gia nghiên cứu và họ gồm người đã tiêm vắc xin cũng như chưa tiêm nhưng đều bị nhiễm biến thể Omicron, theo Reuters ngày 28.12.
Sau 14 ngày từ khi biểu hiện triệu chứng, mức độ miễn dịch ngăn bệnh nhân tái nhiễm biến thể Omicron tăng lên đến 14 lần. Bên cạnh đó, mức độ miễn dịch giúp ngăn biến thể Delta tăng 4 lần.
Một phụ nữ được tiêm vắc xin Covid-19 tại Johannesburg, Nam Phi |
Reuters |
Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả này có thể giúp giảm khả năng tái nhiễm biến thể Delta ở những người đã nhiễm biến thể Omicron.
Giáo sư Alex Sigal, đồng tác giả nghiên cứu, nhận định nếu biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn như tại Nam Phi, diễn biến nói trên có thể giúp đẩy lùi biến thể Delta.
Các nhà khoa học cho rằng khả năng này còn tùy thuộc vào việc biến thể Omicron có gây bệnh nhẹ hơn Delta hay không. “Nếu đúng như vậy, tỷ lệ nhiễm Covid-19 với triệu chứng nặng sẽ được giảm xuống và việc nhiễm bệnh có thể trở nên ít ảnh hưởng đến người dân và xã hội”, các tác giả nhận định.
Mỹ rút ngắn thời gian cách ly Covid-19 giữa sóng Omicron |
Theo Bloomberg, ông Sigal cũng là nhà khoa học từng phát hiện việc tiêm 2 liều vắc xin Pfizer/BioNTech cộng với việc nhiễm bệnh có thể giúp ngăn chặn tốt hơn nguy cơ tái nhiễm biến thể Omicron.
Omicron là biến thể chiếm ưu thế trong làn sóng lây nhiễm thứ tư tại Nam Phi và đang lan mạnh tại nhiều nước khác.
Biến thể Delta quét qua Nam Phi hồi tháng 7 và tháng 8, dẫn đến số ca nhập viện cao kỷ lục. Biến thể Omicron đến nay chưa gây ra ảnh hưởng như vậy.
Bình luận (0)