Bộ Công thương 'chia quota' nhập khẩu xăng dầu, 'ông lớn' Petrolimex sản lượng nhiều nhất

01/11/2022 08:44 GMT+7

Bộ Công thương chính thức có văn bản giao sản lượng xăng dầu cho 33 doanh nghiệp đầu mối, trong đó "ông lớn" Petrolimex nhiều nhất với trên 2,1 triệu m 3 /tấn xăng dầu các loại.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, Bộ Công thương đã có văn bản gửi đến 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu để phân giao sản lượng nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu thị trường cuối năm.

Nhiều người dân Hà Nội xếp hàng chờ đổ xăng trong tối ngày 31.10

Quàng Đạt

Đáng lưu ý, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) dù kêu lỗ nặng trong 9 tháng đầu năm nay nhưng vẫn được Bộ Công thương phân giao sản lượng nhập khẩu nhiều nhất với 2.145.000 triệu m3/tấn, trong đó có 35.000 tấn dầu mazut, còn lại là xăng 1,04 triệu m3 xăng, dầu diesel 1,07 triệu m3, dầu hỏa 8.287 m3.

Được giao sản lượng nhập khẩu lớn thứ hai là "đại gia" xăng dầu có trụ sở tại Thái Bình, Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà (Thái Bình) được phân giao 340.000 m3/tấn xăng, dầu; trong đó có 3.000 tấn dầu mazut, còn lại là xăng và dầu diesel.

Nửa đêm, người dân TP.HCM xếp hàng giữa trung tâm chờ đổ xăng: ‘Quá oải!’

Công ty TNHH Hải Linh có trụ sở Phú Thọ được phân giao sản lượng 262.000 tấn/m3 xăng dầu các loại, trong đó có 12.000 tấn dầu mazut, còn lại là xăng, dầu diesel.

Ở địa bàn khu vực phía Nam cũng có nhiều doanh nghiệp được phân giao sản lượng lớn. Cụ thể, Công ty CP thương mại đầu tư dầu khí nam sông Hậu (Hậu Giang) được giao 200.000 tấn xăng dầu diesel. Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (TP.HCM) 185.000 m3 xăng, dầu.

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hưng Long (TP.HCM) 109.000 m3/tấn xăng dầu, trong đó chỉ có 27.000 tấn dầu mazut còn lại là xăng và dầu diesel. Công ty CP xăng dầu và dịch vụ hàng hải S.T.S (TP.HCM) được phân giao 56.000 m3 xăng và dầu diesel. Công ty TNHH dầu khí Việt Nam TP.HCM, nhập khẩu 92.000 m3 xăng và dầu diesel.

Công ty TP Tập đoàn Dương Đông (TP.HCM) được phân giao 52.000 m3/tấn xăng dầu các loại, trong đó có 3.000 tấn dầu mazut còn lại là xăng và dầu diesel.

Công ty CP thương mại dầu khí Đồng Tháp (Đồng Tháp) được phân giao 149.000 m3 xăng và dầu diesel. Tổng công ty thương mại xuất khẩu Thanh Lễ (Bình Dương) được phân giao 185.000 m3 xăng và dầu diesel.

Trong khối doanh nghiệp đầu mối xăng dầu của quân đội, Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty xăng dầu Quân đội (Hà Nội) được phân giao nhập khẩu 103.000 m3 xăng và dầu diesel. Công ty CP hóa dầu quân đội được phân giao 100.000 m3 xăng, dầu diesel.

Trong số 33 doanh nghiệp đầu mối có 3 doanh nghiệp được phân giao sản lượng nhập khẩu nhiều nhất là Công ty CP Phúc Lộc Ninh (Hà Tĩnh) với 4.000 m3 xăng, dầu. Công ty TNHH xăng dầu Vĩnh Long Petro (tỉnh Vĩnh Long) với 4.000 m3. Tổng Công ty thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên (TP.HCM) 6.000 m3 xăng dầu diesel...

Chiều 1.11.2022: Giá xăng tăng từ 380- 410 đồng/lít

Cũng theo tính toán của Bộ Công thương, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong quý 4 phục vụ nhu cầu thị trường, Bộ Công thương dự kiến phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu (bao gồm nhập khẩu, mua từ các nhà máy lọc dầu trong nước, tự sản xuất, pha chế) cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Cụ thể, lượng xăng là 2.248.066 m3, bình quân 749.355 m3/tháng; Diesel: 3.133.149 m3, bình quân 1.044.383 m3/tháng; dầu mazut: 110.497 tấn; bình quân 36.832 tấn/tháng; dầu hỏa: 8.287 m3, bình quân 2.762 m3/tháng. Tổng cộng lượng xăng dầu là 5.500.000 m3/tấn; bình quân 1.833.333 m3/tấn/tháng.

Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối phải có trách nhiệm tổ chức nhập khẩu, pha chế, mua từ nguồn sản xuất trong nước đảm bảo nguồn cung trong quý 4 không thấp hơn sản lượng xăng dầu của các doanh nghiệp được phân giao. Các doanh nghiệp đầu mối có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về kinh doanh xăng dầu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.