Giải thích lý do hóa đơn tiền điện của nhiều khách hàng tăng trong tháng 4, báo cáo cho hay có 3 nguyên nhân, gồm: sản lượng tiêu thụ tăng do thời tiết nắng nóng; tác động của điều chỉnh giá điện tăng 8,36%; và kỳ ghi chỉ số tháng 4 kéo dài hơn 31 ngày so với 28 ngày của tháng 3.
Bộ này cũng cho biết, kết quả thực tế xử lý các cuộc gọi kiểm tra xác suất, các khách hàng đều hài lòng, đồng ý với kết quả giải quyết. Từ 20.3 - 4.5, EVN tiếp nhận và giải đáp 71.504 yêu cầu của khách hàng liên quan tới hóa đơn tiền điện và đã được giải đáp 100%.
tin liên quan
Bộ Công thương: Nếu tính đầy đủ, giá điện đáng ra tăng 9,26%Đặc biệt, theo báo cáo của Bộ Công thương, tổng hợp các yếu tố đầu vào chính đã làm tăng chi phí mua điện năm 2019 khoảng 20.000 tỉ đồng. Trong đó, điều chỉnh giá bán than tăng trên 7.330 tỉ đồng, số tiền tăng do giá mua khí và dầu là gần 7.390 tỉ đồng, tỷ giá và chênh tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện là trên 5.000 tỉ đồng.
Với các thông số đó, giá điện bình quân 2019 là 1.864,4 đồng/kWh, tương ứng tỷ lệ tăng giá so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là 8,36%. “Phương án giá bán lẻ điện bình quân đã được thực hiện chưa bao gồm khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện dự kiến năm 2018 là 3.266 tỉ đồng vào năm 2019. Nếu bổ sung chi phí này, giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 sẽ là khoảng 1.879,9 đồng/kWh, tương ứng tỷ lệ tăng giá so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là 9,26%”, theo báo cáo.
Về biểu giá điện bậc thang khiến nhiều ý kiến bức xúc cho là đã lạc hậu, Bộ Công thương cho biết thời gian tới sẽ nghiên cứu, đề xuất biểu giá điện mới với mục tiêu giảm bù chéo giữa các hộ tiêu thụ.
Bình luận (0)