Chơi gỗ lũa có nhiều thể loại, nhưng với ông Nghỉ thì điêu khắc nổi trội hơn cả. Bởi ông dùng những cây
gỗ lũa có tuổi hàng trăm năm, bị chôn vùi dưới lòng sông để tạo thành những
tác phẩm nghệ thuật.
Tượng Phật nhập niết bàn từ gỗ lũa.
|
Ông Nghỉ kể, năm 2006, hay tin một người dân địa phương trong lúc cào cá vớt được khúc gỗ lũa vô cùng đẹp, ông liền đến tận nơi mua về để dành. Không ngờ từ đó ông trở nên đam mê rồi miệt mài sưu tầm cho đến nay.
Các con giáp được tạo hình bằng gỗ lũa.
|
Hai chú heo (đực, cái) có kích thước khủng.
|
Sau 15 năm sưu tầm, ông Nghỉ hiện sở hữu hơn 3.000 m
3 gỗ lũa. Trong số đó, ông chọn ra những phần ưng ý nhất rồi thuê thợ từ Nam Định vào để điêu khắc thành hơn 30 tác phẩm nghệ thuật có kích thước ‘khủng’, được xem là '
độc nhất miền Tây'. Những tác phẩm này đang được trưng bày tại Khu
du lịch sinh thái Mỹ Luông (H.Chợ Mới), do ông làm chủ đầu tư.
Hòn non bộ từ gỗ lũa vô cùng đẹp mắt.
|
Bộ tranh dài 24,5 m từ gỗ lũa.
|
Anh Phan Văn Khánh (34 tuổi), Giám đốc khu
du lịch Mỹ Luông, cho biết để tạc hoàn thiện những tác phẩm từ gỗ lũa phải tốn rất nhiều thời gian và công sức, do gỗ lũa đã trầm tích dưới đáy sông khá lâu nên cứng như sắt đá. Khi chế tác, lưỡi cưa rất dễ bị cùn và khó tạo hình. Để hoàn thiện hơn 30 tác phẩm này phải mất thời gian hơn 5 năm.
Căn nhà được dựng nên từ gỗ lũa.
|
“Gỗ lũa đa phần là những cây đại thụ, tuổi đời vài trăm năm. Do nhiều tác động khác nhau, cây bị chôn vùi dưới lòng sông hàng trăm năm khiến phần thân gỗ bị rã, chỉ còn lại phần lõi cây bền và cứng như sắt, đá. Vậy nên, gỗ lũa nguyên khối lớn rất hiếm và hầu như không xác định được là loại cây gì”, anh Khánh nói.
Bộ tượng Phật từ gỗ lũa với kích thước khủng.
|
Được anh Khánh dẫn tham quan khu du lịch sinh thái rộng 2 ha, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, thích thú trước bộ sưu gỗ lũa tạo hình được bố trí vô cùng đẹp mắt. Điển hình là 12 con giáp tạc trên một gốc cây; bộ sưu tập 24 con giáp (đực và cái); bức tranh dài 24,5 m, đường kính 3 m; căn nhà toàn gỗ lũa; bàn khắc tranh 3D; bộ bàn ghế; tượng Bác Hồ; tượng Phật; hòn non bộ…
Đầu sư tử được tạc vô cùng chân thật từ gỗ lũa.
|
“Tùy theo hình thể cũng từng khúc gỗ lũa, những nghệ nhân sẽ tạc dựa theo dáng thế tự nhiên của cây. Vẻ đẹp của gỗ lũa thường ẩn giấu nên người tạo tác phải có con mắt quan sát tinh tường, liên tưởng phong phú mới phát hiện ra được”, anh Khánh cho biết.
Theo anh Khánh, việc trưng bày những tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ lũa nhằm mong muốn được chia sẻ với người có chung đam mê đến chiêm ngưỡng.
Bình luận (0)