Bỏ 'Tiên học lễ, hậu học văn', nên chăng?

Đăng Nguyên
Đăng Nguyên
28/11/2021 08:15 GMT+7

Giáo sư Trần Ngọc Thêm , Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đề xuất chấm dứt dùng khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' để thúc đẩy tư duy phản biện. Hãy nghe ý kiến của người trẻ xung quanh vấn đề này nhé...

Nhà văn trẻ Quách Lê Anh Khang (tác giả các sách Buồn làm sao buông, Thương mấy cũng là người dưng...) chia sẻ: Học chữ nghĩa có thể giúp ta thành tài, thành công, nhưng học lễ nghĩa sẽ giúp ta thành nhân tử tế. Với tôi, trong xã hội gấp gáp ngày nay, làm người thành công thì dễ chứ làm người tử tế thì khó vô cùng. Sự chủ động và tư duy phản biện của người trẻ không phụ thuộc vào chuyện “Tiên học lễ, hậu học văn” nên xin đừng đánh đồng vấn đề này.

Quách Lê Anh Khang

Ảnh: NVCC

Nguyễn Ngân Tuyết (ngụ Q.Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Tôi thấy học sinh chỉ hiểu đơn giản “tiên học lễ” là phải lễ phép với người lớn, cư xử đúng mực, tôn trọng người khác trước tiên. Với ngành giáo dục, điều cần thay đổi là những phương pháp giảng dạy và học tập sao cho dễ hiểu, dễ ứng dụng. Và nhất là truyền cảm hứng học tập cho học sinh, để thấy yêu thích việc đến trường. Còn thay đổi một câu khẩu hiệu hay không thì học sinh không quan tâm lắm.

Nguyễn Ngân Tuyết

Ảnh: NVCC

Lê Châm (nhân viên một công ty truyền thông ở Q.1, TP.HCM) cho biết: Theo quan điểm cá nhân của tôi, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng không cần tồn tại. Có càng nhiều khẩu hiệu - các khái niệm - đồng nghĩa với việc đóng khung con người. Mục đích sống của mỗi người mỗi khác nhưng có những người không dám sống là chính mình chỉ vì các khẩu hiệu như vậy. Rồi các khẩu hiệu dẫn đến sai lệch trong cách hiểu, rồi gây tranh cãi. Vẫn là hãy sống theo cách của bạn thì hơn.

Lê Châm

Ảnh: NVCC

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.