Người đứng đầu ngành công thương chia sẻ như vậy khi chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo lần 2 của nghị định này vào hôm qua (30.9).
Theo Bộ trưởng, mục tiêu xây dựng nghị định là tốt đẹp nhằm tạo cơ sở cho doanh nghiệp (DN) phát triển, bảo vệ môi trường, an toàn người lao động, bảo tồn tài nguyên quốc gia...
Tuy nhiên, có những nhìn nhận như vậy là có phần lỗi của ban soạn thảo khi chưa công khai minh bạch thông tin, chưa rộng đường dư luận để được đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo. “Quy định đặt ra là để quản lý có hiệu quả, tạo hành lang pháp lý bảo vệ và thúc đẩy DN phát triển, chứ không phải đẻ thêm một loại giấy phép con mới để hành DN”, ông Tuấn Anh nói.
Do đó, lãnh đạo bộ yêu cầu các cơ quan soạn thảo đặt mình vào vị trí DN để thấy được các vướng mắc, lỗ hổng. “Khi vẫn còn những phàn nàn, ý kiến trái chiều tức là còn vấn đề cần tiếp thu, cân nhắc chỉnh sửa”, Bộ trưởng nói, đồng thời cho hay không ngại trách nhiệm giải trình với Chính phủ nếu văn bản ra đời chậm, mà chỉ sợ quy định đưa ra không đúng mục tiêu về Chính phủ kiến tạo, xóa bỏ các rào cản để DN phát triển.
Theo ban soạn thảo, ngành công nghiệp khai khoáng đang tăng trưởng nóng về quy mô với hơn 5.000 điểm mỏ, 60 loại khoáng sản và có 170 DN nhà nước hoạt động. Tuy nhiên, các quy định hiện hành chỉ mới điều chỉnh đến hoạt động thăm dò khai thác chứ chưa điều chỉnh đến hoạt động chế biến.
Trong khi đó, khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác hầm lò luôn tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an toàn (sập hầm mỏ, cháy nổ, khí mê tan, bục nước, phụt khí, ngộ độc...) chiếm tỷ lệ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong cả nước, đặc biệt chiếm tỷ lệ cao nhất về các bệnh phổi, điếc nghề nghiệp...
Bình luận (0)