(TNO) Trả lời chất vấn của ĐBQH chiều nay 11.6, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nói về vĩ mô, hệ thống pháp luật cũng như việc xây dựng pháp luật của Việt Nam “có đường có nét” nhưng nhìn về vi mô, “hệ thống pháp luật của chúng ta phức tạp nhất thế giới”.
>> Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: Lobby chính sách ở nước ta là rất hãn hữu
>> Vụ cán bộ tư pháp xã nhận hối lộ: Cấp trên 'cài bẫy' đẩy cấp dưới vào tù?
>> Bộ Tư pháp lên tiếng về vụ 'bổ nhiệm... bị can làm chấp hành viên
>> Bộ Công an và Bộ Tư pháp đồng ý kiến nghị giảm phí sang tên xe
>> Bộ Tư pháp “tuýt còi” 262 văn bản trong 6 tháng
Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) về việc có hay không hiện tượng lợi ích nhóm hay giữ thuận lợi cho mình đẩy khó khăn cho dân trong xây dựng văn bản pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết: Theo chức năng nhiệm vụ thì Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ thẩm định, đánh giá dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, từ quyết định của Thủ tướng trở lên. Đối với các loại văn bản thông tư các bộ ngành ban hành thi do ban pháp chế các cơ quan này thực hiện. “Về việc cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ thì trong các văn bản quy phạm pháp luật từ quyết định của Thủ tướng trở lên, tôi thấy rằng chưa có vấn đề gì đặt ra”, Bộ trưởng nói và cho biết, đối với loại văn bản dạng thông tư do các bộ, ngành soạn thảo và các ban pháp chế của các cơ quan này thẩm định thì “có phát sinh một số vấn đề dư luận quan tâm”.
|
Cùng vấn đề trên, ĐB Trần Du Lịch nêu: Bộ ngành quản lý về cái gì thì xây dựng luật về cái đó. Vì lời ích cục bộ nên họ làm nhẹ đi trách nhiệm của mình, Bộ Tư pháp được giao rà soát văn bản nhưng liệu có tình trạng nể nang nhằm bảo vệ lợi ích cục bộ của ngành?
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, về định hướng, chiến lược xây dựng pháp luật và hệ thống pháp luật hiện nay nhìn từ vĩ mô thì đã “có đường có nét”, nhưng về góc độ vi mô thì "hệ thống pháp luật của chúng ta phức tạp nhất thế giới". Bộ trưởng dẫn chứng, theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2004 thì có rất nhiều chủ thể được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thậm chí là cấp chủ tịch xã. Một chủ thể cũng có thể ban hành nhiều loại văn bản khác nhau dẫn đến rất khó tuân thủ pháp luật.
Chưa hài lòng với trả lời của Bộ trưởng, ĐB Kim Thúy tiếp tục truy về có hay không lợi ích nhóm. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng vấn đề đại biểu nêu thì Bộ trưởng chỉ cần nói có hay không. Bộ trưởng Hà Hùng Cường tiếp tục cho rằng từ nhiệm kỳ 11 khi có dư luận về tình trạng này, Chính phủ đã đặt ra nhiều biện pháp để kiểm soát. Tuy nhiên ông thừa nhận có tình trạng khi làm luật “một số bộ ngành không quản được thì cấm, tạo thuận lợi cho mình và đẩy khó cho người dân”.
Thái Sơn
Bình luận (0)