Nhà nước phải quy hoạch
Nhà nước phải có quy hoạch rõ ràng các trạm thu phí, nếu các nhà đầu tư BOT muốn tham gia dự án giao thông. Khi đã có quy hoạch, nhà nước phải ràng buộc nhà đầu tư đặt trạm ở đúng vị trí. Tất nhiên, quy hoạch này phải tuân thủ 3 điều: Thứ nhất là phải tìm mọi cách để giảm phí cho dân, thứ hai có thể gia hạn cho nhà đầu tư thu phí dài hơn thêm một chút để thu hồi vốn, thứ ba là thu phí một cách hợp lý, không để nhà đầu tư bắt chẹt người dân kiểu như ở cầu Bến Thủy 1 và cầu Bến Thủy 2, hoặc một số trạm thu phí ở Đồng Nai, Bình Dương…
Ngọc Thiên (TP.Biên Hòa, Đồng Nai)
tin liên quan
BOT độc quyền, cưỡng bức người dânNgày 15.9, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức hội thảo khoa học “Những vấn đề đặt ra với dự án BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao) và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”.
Ba bên đều có lợi
Kêu gọi đầu tư giao thông và đặt trạm thu phí BOT làm sao để ba bên (nhà nước, người dân và chủ đầu tư) đều có lợi là việc làm không khó. Ví dụ, có thể bên cạnh đặt trạm thu phí với giá rẻ, nhà nước có thể linh hoạt đổi thêm một phần đất cho nhà đầu tư, theo kiểu đổi đất lấy hạ tầng. Nhà đầu tư BOT cũng phải bị ràng buộc một số điểm để không đặt trạm thu phí kiểu “vây ép” dân, buộc phải đi qua trạm. Theo tôi, làm được điều này thì tình trạng cưỡng bức thu phí của dân sẽ không xảy ra.
Trước mắt, ở những trạm thu phí bất hợp lý, cần có ngay biện pháp giải tỏa bức xúc của người dân, không nên để cho nhà đầu tư cố tình gây khó cho người dân khi lưu thông qua các đoạn giao thông BOT.
Văn Thủy (TP.Đông Hà, Quảng Trị)
Bất công
Tôi vô cùng bức xúc khi những dự án BOT chiếm lĩnh nhiều tuyến đường độc đạo, cưỡng bức người dân phải đóng phí. Nếu để đi Vũng Tàu từ TP.HCM thì người muốn đóng phí sẽ chọn cao tốc TP.HCM - Long Thành, không muốn tốn phí thì chọn con đường xưa nay người dân vẫn đi. Đó là sự công bằng và là cái tối ưu của dự án BOT cao tốc TP.HCM - Long Thành. Thế nhưng không phải dự án BOT cầu đường nào cũng cho phép người dân lựa chọn như vậy. Có những dự án buộc dân phải trả phí vì không có lựa chọn nào khác. Đây là điều rất bất công cho người dân.
Nguyễn Văn Thành (Q.9, TP.HCM)
Bức xúc kéo dài
Đi lại là quyền của công dân. Bên cạnh đó, mỗi người khi sở hữu xe máy, xe ô tô… đều đã đóng phí cầu đường qua xăng dầu thì không lý do gì phải thu thêm phí của dân khi đi lại trên các con đường được nâng cấp, sửa chữa bởi dự án BOT. Điều này đã gây bức xúc trong dư luận nhân dân nhiều năm qua. Những dự án BOT kiểu độc quyền như vậy nên cần sớm bị xóa bỏ, nhà nước có thể bù cho chủ đầu tư những dự án khác để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư, đồng thời bảo đảm quyền lợi của nhân dân.
Võ Văn Tạo (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Lê Quang Dũng (H.Hóc Môn, TP.HCM)
Huỳnh Thanh Bình (H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai)
An Phong - Duy Khang (thực hiện)
|
Bình luận (0)