Theo International Business Times, RBI cho biết trong một tuyên bố sẽ thực hiện các giao dịch bằng quỹ tiền mặt và một cam kết tài trợ từ hai quỹ tài chính lớn nhất thế giới là J.P Morgan và Wells Fargo. Bên cạnh đó, các cổ đông của Popeyes cũng sẽ nhận được 79 USD tiền mặt cho mỗi cổ phiếu.
Popeyes, một trong những dịch vụ thức ăn nhanh phục vụ gà rán lớn nhất thế giới, được thành lập ở New Orleans (Mỹ) vào năm 1972 và kể từ đó đã mở rộng ra hơn 2.000 cửa hàng, trong đó tính riêng tại Mỹ là 1.600 cửa hàng. Hiện Popeyes có trụ sở đặt tại Atlanta (Mỹ).
“RBI đã quan sát thấy sự thành công của chúng tôi và nhìn thấy những cơ hội cho sự phát triển trong tương lai đặc biệt tại Mỹ và trên toàn thế giới. Kết quả là một đề nghị giao dịch giá trị đã được đưa ra. Nhất định nó sẽ mang lại lợi ích cho các cổ đông của Popeyes”, Cheryl Bachelder, CEO Popeyes nói trong một thông cáo báo chí.
tin liên quan
Cơn sốt gà rán và cuộc chiến giành thị phần ở Hàn QuốcCác nhà sản xuất thịt gia cầm thế giới kỳ vọng sẽ kiếm được kha khá tại đất nước đang “đói” gà rán và bia hiện đối mặt với thị trường đông đúc làm giá cả và lợi nhuận đi xuống.
Với sự ra đời của các thương hiệu mới nổi như Shake Shack và Five Guys, thị trường kinh doanh thức ăn nhanh tại Mỹ đã trở nên thách thức hơn bao giờ hết trong những năm gần đây. Các cửa hàng đặt thức ăn nhanh trực tuyến cũng gây không ít khó khăn cho phân khúc kinh doanh thực phẩm này. Vì thế, thỏa thuận của RBI có thể thúc đẩy doanh số bán hàng của thương hiệu quốc tế này.
Hiện tại chưa có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến thỏa thuận được công bố. Tuy nhiên, RBI cho biết trong một tuyên bố rằng thương hiệu Popeyes sẽ “tiếp tục được quản lý độc lập ở Mỹ, trong khi vẫn được hưởng lợi từ quy mô toàn cầu và nguồn lực của RBI”.
RBI là một công ty đa quốc gia của Canada, được thành lập khi 3G Capital hậu thuẫn BBurger King mua lại cửa hàng bánh Tim Hortons Canada vào năm 2014. Trong vài năm trở lại đây, RBI đã phát triển các dòng sản phẩm về gà rán và bánh mì kẹp đa dạng với nhiều hương vị khác nhau.
tin liên quan
75 tỉ USD giá trị thương vụ thâu tóm từ Trung Quốc thất bại năm 2016Nhiều nỗ lực thâu tóm và sáp nhập (M&A) công ty ngoại từ giới doanh nghiệp Trung Quốc trong năm qua thất bại vì nhiều lý do.
Bình luận (0)