Cùng Thanh Niên điểm lại những mốc thời gian đáng lưu ý trong suốt quá trình diễn ra vụ việc chấn động 'cá biển chết hàng loạt' mà đến nay vẫn chưa thể công bố nguyên nhân.
[Ngày 2.6] Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ,Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết: "Tìm ra nguyên nhân cá chết là nhiệm vụ của nhiều tập thể, nhiều cơ quan nên có nhiều ý kiến khác nhau. Do vậy cần phản biện rốt ráo để đủ cơ sở khoa học, trước khi đưa ra kết luận chính thức", ông Tuấn nói.
Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông khẳng định đã tìm ra nguyên nhân cá chết song cần thận trọng, phản biện thêm trước khi công bố và đặc biệt là cần có bằng chứng về pháp lý để có cơ sở xử lý thủ phạm.
[Ngày 27.5] Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị sớm công bố nguyên nhân cá biển chết hàng loạt.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá VN, cho biết tổ chức nghề nghiệp đại diện người làm nghề cá này đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, các bộ TN-MT, NN-PTNT, KH-CN và Tài chính kiến nghị đẩy nhanh tiến độ xác định nguyên nhân sự việc.
Liên quan đến tiến trình điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên diện rộng ở các tỉnh miền Trung, tổ chức nghề nghiệp đại diện người làm nghề cá kiến nghị đẩy nhanh tiến độ xác định nguyên nhân sự việc.
[Ngày 6.5] "Nếu Chính phủ Việt Nam yêu cầu giúp đỡ liên quan đến vụ cá chết hàng loạt, Liên Hiệp Quốc sẵn sàng hỗ trợ", Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jan Eliasson khẳng định.
"Nếu Chính phủ Việt Nam yêu cầu giúp đỡ liên quan đến vụ cá chết hàng loạt, Liên Hiệp Quốc sẵn sàng hỗ trợ", Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jan Eliasson khẳng định hôm 6.5.
[Ngày 1.5] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp họp tại Hà Tĩnh với các địa phương xảy ra hiện tượng cá biển chết. Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan và các địa phương phải điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. Dù bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật đều phải làm rõ trên cơ sở khoa học, không ai được bao che.
“Chúng ta phải mời các nhà khoa học nước ngoài phối hợp các nhà khoa học trong nước tìm nguyên nhân gây ô nhiễm”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.
Chiều 1.5, tại Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các tỉnh, bàn phương án khắc phục sự cố cá biển chết và phương án hỗ trợ ngư dân.
[Ngày 27.4] Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức họp bào về vụ việc cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), xác cá chết xuất hiện hàng loạt tại các vùng biển khác như Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.
Theo thông báo, họp báo sẽ diễn ra lúc 19 giờ. Vấn đề được phóng viên quan tâm là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt? Đường ống xả thải của Formosa có liên quan đến hiện tượng này không?
[Ngày 25.4] Ông Chu Xuân Phàm, Phó phòng đối ngoại của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã có những phát ngôn “gây sốc”. Ông Phàm nói: "Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này. Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được…”
Chính quyền và nhiều người dân TX.Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không hề được tham gia vào quá trình lấy ý kiến về việc cho phép xây dựng hệ thống đường ống xả thải ra biển nói riêng và ĐTM nói chung.
Cũng trong ngày 25.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây tình trạng hải sản chết bất thường từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, báo cáo ngay Thủ tướng biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, nếu cá biển chết hàng loạt do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chủ động gây ra, thì phải xử lý nghiêm, không loại trừ bất kỳ trường hợp nào.
[Ngày 21.4] Ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), xác nhận ngư dân Hà Tĩnh trình báo đã phát hiện một đường ống nghi là hệ thống xả thải từ dự án Formosa “cắm” xuống đáy biển Vũng Áng.
Ngày 21.4, ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), xác nhận ngư dân Hà Tĩnh trình báo đã phát hiện một đường ống nghi là hệ thống xả thải từ dự án Formosa “cắm” xuống đáy biển Vũng Áng.
[Ngày 13.4] Trung tâm quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1, Bộ NN-PTNT) cho biết, yếu tố gây độc trong nguồn nước là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng.
Kết quả phân tích cho thấy, hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng là do “yếu tố gây độc trong môi trường nước” gây nên.
Từ kết luận trên, cơ quan chức năng nhận định, nguồn nước thải chưa được xử lý xả trực tiếp ra sông, biển, hòa lẫn vào nước biển gây ô nhiễm nguồn nước tại vùng biển Vũng Áng, làm cá bị ngộ độc.
Người dân thu gom cá chết tại các lồng nuôi trên vùng biển Vũng Áng Ảnh: Nguyên Dũng
[Từ 6 đến 10.4] Nhiều hộ nuôi cá bè trên vùng biển Vũng Áng (TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ăn ngủ không yên vì cá đột nhiên chết hàng loạt.
Ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT Hà Tĩnh) thời điểm này cho biết trên địa bàn 3 xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh (đều thuộc TX.Kỳ Anh) có tổng cộng 14 hộ nuôi cá bè, với 18 lồng nuôi các loại cá như cá hồng, cá bớp, cá giò, cá mú, cá chẽm, cá hồng mỹ... bị chết hàng loạt.
Ông Hoàng cũng xác nhận hiện tượng các loài cá tự nhiên chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (quanh đảo Sơn Dương, cảng Vũng Áng và vùng cửa sông Vịnh).
Những ngày qua, nhiều hộ nuôi cá bè trên vùng biển Vũng Áng (TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ăn ngủ không yên vì cá đột nhiên chết hàng loạt, thiệt hại ước tính hơn 1 tỉ đồng.
Bình luận (0)