Liên quan đến công tác khắc phục sạt lở đê biển Tây, sáng 6.8, ông Nguyễn Long Hoai, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, cuối ngày 5.8 lực lượng hộ đê biển Tây đã cắm cừ tràm được 276 m, xuống vải bạt và bao đất vào chân đê được 117 m .Hiện có trên 200 người tham gia hộ đê và trực 22/24 tại các điểm sạt lở nguy cấp.
Trước đó, vào chiều 3.8, tuyến đê phòng hộ ven biển thuộc xã Khánh Bình Tây, H.Trần Văn Thời (Cà Mau), sóng lớn cùng nước biển dâng cao đã đánh liên tiếp vào tuyến đê, gây sạt lở thân đê một đoạn dài trên 300 m. Ngoài ra, nhiều đoạn đê khác trên tuyến đê biển Tây cũng bi sạt lở nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Cà Mau, nước biển tràn qua toàn tuyến đê biển Tây từ 0,3 - 0,4 m. Trong đó, nghiêm trọng nhất là đoạn từ Ba Tĩnh - Kinh Mới với chiều dài 12,5 km. Đặc biệt có 2 điểm với chiều dài khoảng 7 m đã bị vỡ mất chân đê; các điểm còn lại hầu như sạt lở sát thân đê..., tiềm ẩn nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.
Do ảnh hưởng bão số 3 có 91 căn nhà bị sập, tốc mái 472 căn, sạt lở đất ven sông với chiều dài gần 100 m; ngập 1.834 căn nhà, 1 trường học và 2.540 lộ giao thông..., ước tổng giá trị thiệt hại trên 22 tỉ đồng.
Theo người dân địa phương, đợt sóng đánh vào đê biển Tây do ảnh hưởng của
bão số 3 là "cao chưa từng thấy".
Sóng lớn, nước biền tràn qua thân đê biển Tây ở Cà Mau vào vùng ngọt
|
Đê biển Tây bị sóng đánh sạt lở nghiêm trọng
|
Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (áo vàng) có mặt tại hiện trường thăm hỏi lực lượng tham gia gia cố đê và chỉ đạo công tác
|
Nhiều lực lượng tham gia gia cố các điểm sạt lở
|
Cừ tràm được lực lượng hộ đê chuẩn bị cho công việc gia cố
|
Lực lượng tham gia gia cố đê phải làm việc 24/24 để đảm bảo an toàn cho những điểm sạt lở nguy cấp
|
Đất được vào bao tải lấp vào chân đê biển Tây ở Cà Mau
|
Chiếc xáng này sẽ được đánh chìm gia cố điểm sạt lở
|
Nhiều điểm sạt lở sâu vào thân đê đến lộ bê tông
|
Lực lượng dân quân tự vệ tranh thủ ăn cơm tại chỗ khi tham gia hộ đê biển Tây ở Cà Mau
|
Bình luận (0)