Cả thành phố là lịch thiên văn

23/03/2014 03:00 GMT+7

Kết quả nghiên cứu mới về thành phố cổ Petra ở Jordan cho thấy nơi này được xây dựng để phân bố ánh sáng mặt trời vào những địa điểm linh thiêng giống như các thiên thể nổi bật trên bầu trời đêm.

 Cả thành phố là lịch thiên văn
Ảnh: visitpetra.jo

Petra là một tàn tích của kinh đô từ thời người Nabatene, dân tộc sinh sôi và tàn lụi trong giai đoạn thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, và được cả thế giới biết đến từ bộ phim Indiana Jones và cuộc thập tự chinh cuối cùng. Người Nabatene đã xây dựng thành phố trên để tận dụng lợi thế thương mại giữa 2 thành phố láng giềng là Rome và Assyria, nhưng người thời nay lại biết quá ít về văn hóa cũng như lối sống của họ.

Theo báo cáo đăng trên chuyên san National Geographic, trưởng nhóm Juan Antonio Belmonte của Viện Vật lý học thiên thể tại quần đảo Canary thuộc Tây Ban Nha cho hay nhóm của ông đã phát hiện được một bí mật lớn về Petra. Theo đó, các công trình của nó đóng vai trò như lịch thiên văn, đánh dấu các mùa trong năm và những dịp lễ tôn giáo quan trọng. Để rút ra kết luận này, Belmonte và đồng sự đã đo đạc kích thước những ngôi mộ, đền thờ và các công trình, kế đến so sánh chúng với lịch thiên văn vào thời đó.

Thụy Miên

>> Hiện tượng thiên văn hiếm hoi
>> Đổ gương cho kính thiên văn khổng lồ
>> Đưa kính thiên văn lên mặt trăng
>> Khởi công đài quan sát thiên văn số 1 châu Á
>> Giải mã sự kiện thiên văn độc đáo  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.