Các hãng công nghệ Trung Quốc đặt cược lớn ở Ấn Độ đang dần trắng tay

16/12/2020 21:15 GMT+7

Các lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng của Ấn Độ và Trung Quốc đã bị cuốn vào cuộc chiến thương mại căng thẳng. Dù đều chịu thiệt hại và thách thức nhưng tổn thất của các công ty Trung Quốc cao hơn hẳn.

Căng thẳng giữa hai nước gia tăng từ tháng 6 qua, với cuộc xung đột tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ: Một cuộc đụng độ đẫm máu dọc theo biên giới tranh chấp ở dãy Himalaya khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Điều này khiến Ấn Độ nổi giận và cấm hàng loạt ứng dụng từ Trung Quốc như TiTok (Bytedance), Alibaba, Tencent… và cũng hạn chế vai trò của Huawei trong mạng 5G tại đây.
Dù tháng 9 vừa qua cả hai nước đồng ý giảm bớt căng thẳng quân sự, nhưng điều đó không mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp công nghệ đang mắc kẹt trong tranh chấp thương mại. Ứng dụng TikTok vẫn bị cấm ở Ấn Độ, thậm chí vài tháng trước quốc gia này còn mạnh tay cấm thêm hàng chục ứng dụng Trung Quốc với lý do “an ninh quốc gia”. Thực tế, ứng dụng TikTok của ByteDance mất 200 triệu người dùng Ấn Độ khi bị cấm vào cuối tháng 6 qua, gấp đôi con số người dùng tại Mỹ. Dù TikTok chưa kiếm tiền được ở Ấn Độ nhưng họ từng phải chi tiêu nhiều vào việc thiết lập và mở rộng thị trường tại đây.
Theo CNN, áp lực chính trị đè nặng lên các công ty công nghệ ở hai quốc gia, nhưng áp lực này đối với các công ty ở Trung Quốc còn lớn hơn khi họ đang nỗ lực giành lấy thị trường Ấn Độ đang bùng nổ với 750 triệu người dùng internet, tăng gấp đôi so với năm 2016. Atlas VPN, một công ty nghiên cứu thị trường ước tính Ấn Độ sẽ có 1 tỉ người dùng internet vào năm 2025, con số khó có thể bỏ qua với các ông lớn Trung Quốc.
Bị loại khỏi thị trường tỉ dân này, các công ty Trung Quốc đứng trước nguy cơ để mất cơ hội chinh phục thị trường của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2050 và là thị trường sử dụng internet lớn thứ hai thế giới. Đó cũng là nhận định của ông Shirley Yu, nhà sáng lập một công ty đánh giá chiến lược, kinh doanh và rủi ro chính trị cho các doanh nghiệp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.