Cách biến đam mê thành nghề nghiệp của 6 nhân vật thành công thế giới

22/05/2016 15:42 GMT+7

Ai cũng có những sở thích, đam mê cá nhân nhưng không phải ai cũng kiếm được tiền nhờ đó. Dưới đây là vài bí quyết biến đam mê thành nghề nghiệp một cách xuất sắc của những người thành công trên thế giới.

1. Tận dụng thời gian rảnh rỗi
Có câu chuyện kể rằng Bill Gates từng tới làm việc trong ga ra ô tô của ông ấy, và vào một ngày đẹp trời sáng lập ra Microsoft. Nhưng đó không phải là tất cả sự thật.
Trong suốt thời gian đi học, tỉ phú giàu nhất thế giới rất giỏi môn toán. Khi chỉ mới 13 tuổi, ông đã tự học lập trình trên máy tính. Vào các buổi trưa, thay bằng việc nghỉ giữa giờ, ông Gates đến phòng máy của trường học để có cơ hội sử dụng chiếc máy tính PDP 10, chiếc máy dạy người sử dụng cách lập trình.
Đã bao nhiêu lần chúng ta từ bỏ một việc chỉ vì cảm thấy không có thời gian dành cho việc đó? Sự thật là nếu chúng ta muốn học hay làm thứ gì đó, chúng ta sẽ luôn có thời gian dành cho nó. 
2. Rút ra bài học từ những thất bại
David Beckham và vợ Victoria Beckham Ảnh: Reuters
Cựu thành viên nhóm nhạc Spice Girl, Victoria Beckham, là một trong những nhà thiết kế thời trang thành công trên thế giới. Nhìn vị trí của cô ở hiện tại, ít ai hình dung được con đường gian nan cô từng đi qua trong quá khứ.
Sau khi sự nghiệp hát đơn thất bại, Victoria bị chỉ trích nặng nề. Nhưng chính thất bại này đã giúp Victoria nhận ra: âm nhạc không phải niềm đam mê của cô. Bỏ ngoài tai những phản đối của dư luận trong thời gian đầu chuyển bước sang làm thời sang, bà xã cầu thủ David Beckham cuối cùng tạo được dấu ấn riêng và thành công rực rỡ trong lĩnh vực này.
Nếu sự nghiệp ca hát không thất bại, có thể Victoria đã không bao giờ trở thành nhà thiết kế thời trang. Đôi khi thất bại có thể đẩy bạn đến gần hơn với niềm đam mê đích thực của mình. Vì thế, khi có gì đó chẳng thành công, bạn đừng nên buồn mãi vì nó. Thay vào đó, hãy nghĩ về những kế hoạch khác và theo đuổi những đam mê khác.
3. Học từ những điều tốt nhất
Randy Bachman (trái) Ảnh: Reuters
Trong số những bài hát của mình, nhạc sĩ Randy Bachman của ban nhạc Bachman-Turner Overdrive, được biết đến nhiều nhất qua hai bài hát Takin’ care of businessYou ain’t seen nothing yet.
Bachman từng gửi một bức thư đến các nhạc sĩ trẻ về việc học viết nhạc. Trong thư, ông nói về bí mật của mình: “Hãy học từ những điều tốt nhất”. Bachman sẽ không chỉ quan tâm đến những điểm giống nhau trong các bài hát nổi tiếng, mà còn viết phần tiếp theo cho các bài hát nổi tiếng chỉ nhằm mục đích thực hành.
Nếu bạn cảm thấy bế tắc trong công việc, hãy quan sát và phân tích những điều tốt nhất, những người đang thành công ở cùng ngành với mình. Việc này có thể thúc đẩy bạn phát triển, vượt qua cơn khủng hoảng để tiếp tục trau dồi những kỹ năng của bạn.

tin liên quan

9 câu nói tất cả triệu phú đều tránh
Triệu phú Daniel Ally mới đây có bài viết trên trang Entrepreneur về 9 quan điểm và câu nói về tài chính cá nhân mà những người giàu có đều nên tránh. Dưới đây là bài viết của ông.
4. Biết khi nào nên tin vào bản thân
Rất nhiều người ôm mộng về việc viết được những quyển sách bán chạy nhất, nhưng chỉ có một vài người thực sự làm được việc này. Tác giả Dean Koontz là một trong số đó.
Ông ấy đã làm việc đó như thế nào? Bằng việc bỏ ngoài tai những bình luận của người khác. Koontz không tán đồng với việc tham gia những hội viết văn vì theo ông, những bình luận không mang tính xây dựng có thể làm cho bạn cảm thấy nhỏ bé và tự ti đến mức bạn ngừng phát triển phong cách viết riêng của mình. Koontz đưa ra lời khuyên rằng bí mật thực sự dẫn bạn đến thành công là lắng nghe con người bên trong bạn và viết những câu chuyện bạn muốn viết.
Điều này không có nghĩa là bỏ qua những lời góp ý chân thành, mang tính xây dựng. Song nếu một nhóm bạn tham gia làm bạn cảm thấy chán chường về công việc của mình, bạn có thể đang để bản thân dần mất đi động lực theo đuổi đam mê.
5. Kiên nhẫn
Bà Paula Scher (phải) Ảnh: eyeondesign.aiga.org
Paula Scher là một trong những nhà thiết kế đồ họa giỏi nhất thế giới, chịu trách nhiệm cho logo của những công ty lớn như CNN, Windows, Citi... Bí quyết của bà là gì? Nó giống như những lời cha mẹ vẫn thường nói với chúng ta thời đi học khi gặp phải một dạng bài khó: “Cứ làm nhiều rồi sẽ giỏi thôi".
Scher tin rằng không có gì là không thể làm được trong vài năm (hoặc thậm chí vài chục năm) nếu chăm chỉ. Bà giải thích: “Giờ tôi có thể vẽ một vật gì đó chỉ trong vài giây, nhưng để làm được việc này, tôi đã mất 34 năm để học cách làm thế nào vẽ một vật trong vài giây".
Bởi vậy, đừng vội vàng từ bỏ một việc gì đó chỉ vì bạn cảm thấy mình không đạt được chút tiến bộ nào. Sự thật là việc bạn mất bao lâu để thành thục một việc không ảnh hưởng đến kết quả mà bạn đạt được so với những đồng nghiệp của mình. Chỉ là bạn cần kiên nhẫn hơn họ một chút thôi.
6. Tự tạo luật cho bản thân
Ellen DeGeneres Ảnh: Reuters
Ellen DeGeneres là cái tên nổi tiếng với các bà nội trợ. Chỉ trong ba mùa phát sóng, chương trình talkshow của Ellen đã thắng 15 giải Emmy và trở thành chương trình đầu tiên liên tiếp đạt được giải thưởng Talkshow Xuất sắc nhất. Bà là người phát ngôn cho thương hiệu mỹ phẩm CoverGirl và có thương hiệu thời trang riêng. Vào những lần xuất hiện đầu tiên, với tư cách một danh hài, Ellen lên sân khấu và ăn một cái bánh ham bơ gơ (hamberger).
Bài học ở đây là bạn có thể làm một điều gì đó khác biệt, thậm chí là kỳ quặc. Ellen đã thử nghiệm nhiều thứ trên sân khấu cho đến khi bà tìm được phong cách gây hài riêng. Bạn cũng vậy, có thể bạn sẽ phải thử một vài việc trước khi tìm ra công việc phù hợp với bạn.
Tất cả chúng ta đều có một điểm chung: thức dậy vào mỗi buổi sáng và làm một việc gì đó. Nhưng làm thế nào để làm việc đó một cách có đam mê, hãy suy nghĩ về 6 điều mà bạn vừa đọc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.