Tiến sĩ Erin Bromage, Phó giáo sư sinh học tại Đại học Massachusetts Dartmouth (Mỹ), cho biết biến thể Omicron lây nhiễm nhanh cho nhiều người, và nhấn mạnh phải đeo khẩu trang đúng cách mới có thể ngăn chặn được dịch bệnh.
Khẩu trang y tế thường không ôm sát vào mặt, và hở nên cần phải đeo thêm một lớp khẩu trang vải bên ngoài |
Shuttesrtock |
Chúng ta cần khẩu trang đúng cách ở khắp mọi nơi, và bây giờ đây khẩu trang vải một lớp có thể không chống lại được Omicron, cựu bác sĩ phẫu thuật Mỹ, tiến sĩ Jerome Adams, cho biết. Chúng ta cần xét nghiệm nhiều hơn, cần đeo khẩu trang đúng cách để chống lại Omicron.
Và sau đây là cách đeo khẩu trang để đối phó với biến thể Omicron, theo CNN.
Không nên chỉ đeo khẩu trang vải
Thực tế là khẩu trang vải không ngăn chặn được Omicron, nhà phân tích y tế CNN, tiến sĩ Leana Wen, bác sĩ giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Milken thuộc Đại học George Washington (Mỹ) cho biết.
Khẩu trang vải có chặn được Omicron? |
Trong các nghiên cứu, khẩu trang vải có nhiều lớp và số lượng sợi cao hơn "đã chứng tỏ hiệu suất vượt trội so với các lớp vải đơn lẻ có số lượng chỉ thấp hơn". Nhưng khẩu trang vải vẫn kém hiệu quả hơn khẩu trang y tế, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ).
Khẩu trang vải chỉ có thể lọc các giọt lớn, còn lại đến 75% khả năng rò rỉ các hạt ra vào khẩu trang, Hội nghị về vệ sinh công nghiệp của Mỹ American Conference of Governmental Industrial Hygienists, xác định. Như vậy, khẩu trang vải chỉ chắn được 25% các hạt ra và vào.
"Nếu đến nơi đông người, tốt nhất bạn hãy tìm thêm một chiếc khẩu trang y tế và đeo chồng khẩu trang vải lên trên", tiến sĩ Wen nói.
Ở những nơi đông người, bạn nên đeo khẩu trang KN95 hoặc N95 |
Shuttesrtock |
Dùng khẩu trang y tế, thêm 1 lớp khẩu trang vải ở trên
Một số nước như Đức, Áo đã điều chỉnh tiêu chuẩn đeo khẩu trang: Ở nơi công cộng ít nhất phải là khẩu trang y tế cấp phẫu thuật.
Tiến sĩ Wen nói, ít nhất là khẩu trang phẫu thuật ba lớp, hay còn gọi là khẩu trang y tế - bán ở hiệu thuốc.
Nhưng vẫn chưa đủ, vì loại khẩu trang này thường không ôm sát vào mặt, và hở hai bên má, dưới cằm, trên mũi, theo WebMD.
Do đó, để khắc phục điều này, bạn nên đeo khẩu trang vải chồng lên trên.
CDC Mỹ cho biết, đeo khẩu trang vải lên trên khẩu trang y tế, có thể bảo vệ bạn và những người khác tốt hơn bằng cách vừa đảm bảo khả năng lọc tốt vừa đảm bảo độ kín.
Khẩu trang y tế kém hiệu quả hơn khẩu trang N95 khoảng 5% đến 10%, tùy vào chất lượng, tiến sĩ Bromage nói.
Loại khẩu trang "ích kỉ" có thể gây lây nhiễm Covid-19 |
N95: Loại khẩu trang tốt để đeo ở nơi đông người
Tốt nhất, ở những nơi đông người, bạn nên đeo khẩu trang KN95 hoặc N95.
Chúng vừa vặn hơn, được thiết kế ôm khít vào mặt, không có chỗ hở, và vật liệu sợi polypropylene - hoạt động như các rào cản cơ học và tĩnh điện. Những loại khẩu trang này ngăn chặn các hạt nhỏ lọt vào mũi hoặc miệng tốt hơn.
Tiến sĩ Bromage cho biết, do bản chất của Covid-19 không chỉ lây lan qua các giọt nhỏ, hít phải một chút, trên bề mặt, mà còn lây qua các bụi khí nhỏ hơn chứa vi rút lơ lửng trong không khí hít vào.
Khẩu trang y tế hay N95 có thể lọc cả những giọt lớn và bụi khí nhỏ hơn hoặc các hạt có khả năng chứa đầy vi rút trong không khí nếu có người bị nhiễm bệnh ở đó, tiến sĩ Bromage cho biết.
Theo CDC Mỹ, khẩu trang N95 ôm khít mặt được Viện Quốc gia Sức khỏe và An toàn lao động Mỹ phê duyệt, có thể lọc tới 95% các hạt trong không khí.
Bình luận (0)