• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Cách nấu ba món cháo hạ sốt, giảm ho rẻ tiền giúp bạn an toàn hơn trong đại dịch

Quảng Hà
trangdtbtn@gmail.com
16/08/2021 11:00 GMT+7

Sài Gòn lại thêm một tháng giãn cách. Hà Nội, Đà Nẵng vẫn đang trong những ngày căng thẳng. Để giữ cho mình tránh sốt, ho, mệt mỏi, được an toàn cần rất nhiều yếu tố, điều kiện, chế độ, ăn uống hàng ngày là một trong những điều kiện quan trọng đó.

Ho, sốt có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khi cơ thể mệt mỏi, giao mùa hoặc cả khi bạn bị nhiễm cúm, vi rút. Trong những ngày dịch bệnh căng thẳng, lệnh phong tỏa, giãn cách còn khiến cho việc chợ búa, mua bán, chữa trị, thuốc thang khó khăn hơn bao giờ hết.
Đỗ đen, đỗ xanh, gạo... là những thực phẩm quen thuộc, rẻ tiền, phổ biến nhưng lại có khả năng giảm sốt, ho, tiêu độc...
 
Dân gian có rất nhiều loại cháo hạ sốt, giảm ho, thanh nhiệt được nấu từ các loại hạt, củ xung quanh. Nổi bật về hiệu quả, công dụng, rẻ tiền là cháo hành, tía tô, cháo đậu xanh, cháo đậu đen. Đây là những món ăn giúp hạ sốt, tiêu viêm, giảm đau, bồi bổ sức khỏe, có thể sử dụng khi sốt, ốm nhưng cũng có thể sử dụng ngay khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó nuốt và cả trước, trong, sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19.
Ngày dịch đừng tìm kiếm những thứ xa xôi, hãy để tâm đến điều đơn giản, nhỏ bé xung quanh.
 
Cháo đậu xanh
Nguyên liệu: Gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh (hạt đậu để cả vỏ xanh cho hiệu quả được tốt nhất), nước, gia vị, đường phèn và chút xíu muối, gừng.
Công dụng: Giúp tiêu độc, lợi ngũ tạng, giải nhiệt, giảm sốt, giảm ho khan, mệt, ớn lạnh, nhức mỏi, tăng cường sức đề kháng, nhanh hồi phục sức khoẻ. Cháo đậu xanh còn giúp ổn định đường huyết, rất tốt cho người tiểu đường…
Đậu xanh ngâm nước trước khi nấu để hạt đậu được mềm.
 
Cách làm:  Gạo nếp và gạo tẻ vo sạch, ngâm nước từ 30 - 45 phút; Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước từ 45 - 60 phút sau đó đãi sạch và để ráo nước. Nếu muốn ăn mặn, có thể nấu cháo đậu xanh với thịt, xương hầm; Theo đó, rửa và hầm xương lấy nước cùng với đậu xanh, gạo nếp, gạo tẻ; Thịt rửa sạch, băm nhỏ, ướp mắm để sẵn, khi nào hầm xong xương, gạo, đậu thì cho thịt vào, đun sôi kỹ lại là được.
Người ốm, mệt, sốt ăn món ăn loãng rất tốt.
 
Cách nấu này hạn chế dầu mỡ (khi xào thịt) hợp với người ốm, mệt hơn bình thường, lại có vị ngọt thơm hơn khi thịt được nấu tươi chứ không nấu khi qua chiên xào. Nếu muốn giải cảm, có thể cho thêm hành lá, tía tô (đã thái nhỏ), rất công hiệu.
Dùng đường phèn là tốt nhất, còn nếu không có, bất cứ loại đường nào cũng có thể dùng, nếu nấu cháo đậu ngọt.
 
Nếu muốn ăn cháo đậu xanh ngọt chỉ việc ngâm đậu, gạo như trên rồi cho tất cả vào hầm với nước, đường phèn. Bắc ra khỏi bếp cho chút xíu muối để “hãm” vị, sẽ thấy rất dễ chịu. Khi ăn có thể thêm nước cốt dừa, nếu muốn.
Lưu ý: Cháo đậu xanh dùng khi mới sốt, ho, đau, mệt. Cho thêm gừng đã thái lát, đập dập nhẹ vào cả cháo đậu mặn hoặc ngọt đều phù hợp, giúp giảm ho, mùi thơm dễ chịu (nhất là với người ốm).
Gừng thái lát mỏng, đập dập nhẹ nhưng chỉ cho liều lượng ít, bổ trợ thêm, tránh quá nóng và át mùi của các nguyên liêu, gia vị khác. 
 
Cháo đậu đen
Nguyên liệu: Gạo nếp, gạo tẻ, đậu đen, nước, gia vị, đường phèn, gừng và mắm ngon.
Công dụng: Giúp hạ sốt, tiêu độc, giải nhiệt, giảm nhức mỏi xương khớp, tăng cường sức đề kháng, nhanh hồi phục sức khỏe.
Đậu đen dùng khi bệnh tiến triển nặng hơn. Đậu xanh dùng khi mới sốt.
 
Cách làm: Gạo nếp và gạo tẻ vo sạch, ngâm nước từ 30 - 45 phút; Đậu đen rửa sạch, ngâm nước từ 3 - 6 tiếng (tùy khi nấu dùng nồi thường hay nồi hầm) sau đó đãi sạch và để ráo nước. Nếu muốn ăn mặn, có thể nấu cháo đậu đen với gà ác, sườn non; Theo đó, sau khi sơ chế, làm sạch thì cho vào hầm cùng lúc các nguyên liệu; Nếu muốn ăn cháo đậu đen ngọt chỉ việc ngâm đậu, gạo như trên rồi cho tất cả vào hầm với nước, đường phèn.
Có thể thay đổi các món cháo cho người bệnh hoặc dùng vào các buổi sáng tối ngay cả khi sức khỏe vẫn tốt để bồi bổ cho cơ thể thêm sức đề kháng chống lại đại dịch.
 
Lưu ý:  Cả cháo đậu xanh, đen cần hầm nhừ, cho thêm gừng vào ngay lúc đầu hoặc khi hầm xong (nếu cho vào sau, cần đun thêm cháo với gừng khoảng 15 phút để khai thác các dưỡng chất của gừng).
Hành và tía tô là các món rau gia vị nhưng cũng là loại thuốc trong Nam dược.
 
Cháo hành, tía tô
Nguyên liệu: Gạo nếp, gạo tẻ, thịt băm (hoặc sườn non, xương ống, có thể nấu cháo gạo không cần thịt) nước, gia vị, hành lá, tía tô, mắm ngon.
Công dụng: Giúp giải cảm, hồi phục sức khỏe, tiêu độc, tăng cường sức đề kháng.
Gạo tẻ có rất nhiều chất bổ dưỡng, vitamin thiết yếu cho con người.
 
Gạo nếp ngoài việc có dưỡng chất quý thì còn có mùi thơm, tạo sự kết dính khiến món cháo sánh, đượm, thơm ngon.
 
Cách làm: Gạo nếp và gạo tẻ vo sạch, ngâm nước từ 30 - 45 phút; Gà, thịt, sườn non, xương ống (nếu có) làm như đã mô tả ở trên; Theo đó, sau khi sơ chế, làm sạch thì cho thịt, xương hoặc gà vào hầm cùng lúc các nguyên liệu; Gạo tẻ, nếp (không kèm thịt) hầm bình thường. Khi nhừ, nhuyễn vớt ra chế thêm hành, tía tô đã rửa sạch, thái nhỏ, ăn ngay khi còn đang rất nóng để giải cảm, hồi phục sức lực.
Các món cháo mặn có thể cho thịt nạc băm, xương hầm, sườn non. Lưu ý hạn chế thịt mỡ, dầu ăn, không tốt cho người ốm.
 
Lưu ý: Cháo hành, tía tô thường dùng khi bị cảm hoặc giai đoạn sau của sốt để cơ thể được toát mồ hôi, thư thái, dễ chịu.
Người ốm, mệt sẽ rất khó ăn, khó nuốt, sức khỏe suy kiệt, đây là ba món cháo dân gian lành tính, dễ làm, rất tốt cho sức khỏe, có thể dùng vào ba giai đoạn khi nhiễm sốt, ốm, ho khác nhau để khai thác hiệu quả của từng món. Chị em hoàn toàn có thể dùng cho mình hoặc người bệnh trong giai đoạn dịch bệnh, khó khăn này.
Những món cháo thường ngày đơn giản lại có thể giúp bạn thêm sức mạnh bước qua mùa dịch.
 
Tham khảo thêm thông tin: Sách Đông Nam Dược (tác giả Nguyễn Đức Đoàn)
 
Top
Top