Nhưng khi nào những cơn đau bụng thường gặp này không còn bình thường nữa, bạn có biết không?
Hãy xem các dấu hiệu nhận biết sau đây, theo Medical Daily.
Đau ở vùng bụng trên: Cơn đau tim
Tiến sĩ Robert Glatter, phát ngôn viên quốc gia của Đại học Bác sĩ Cấp cứu Mỹ nói rằng một cơn đau không rõ ràng ở bụng trên hoặc giữa bụng kèm theo buồn nôn và ợ hơi có thể báo hiệu một cơn đau tim.
Nôn mửa kèm với đau lưng hoặc đau quai hàm và khó thở cũng có thể là những triệu chứng của cơn đau tim đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc khẩn cấp, ông nói thêm.
Đau bụng và giảm cân: Ung thư
Theo báo cáo của tiến sĩ Gregory Sayuk, từ Đại học Y Washington (Mỹ), đau bụng dai dẳng kèm theo giảm cân, có máu trong phân, triệu chứng thiếu máu và tiền sử gia đình bị ung thư đường tiêu hóa hoặc các bệnh viêm ruột, là bệnh nghiêm trọng có thể là ung thư, theo Medical Daily.
Cần đi khám sớm để được chẩn đoán nhanh chóng, bác sĩ Sayuk nói thêm.
Đau bụng dữ dội đột ngột: Thủng dạ dày
Nếu một người có tiền sử loét dạ dày hoặc đang dùng thuốc kháng viêm không chứa Steroid mà bị đau bụng dữ dội đột ngột, có thể là do thủng dạ dày, bác sĩ Glatter giải thích.
Thủng dạ dày cần phải được phẫu thuật khẩn cấp vì có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn là viêm phúc mạc nếu không được chăm sóc ngay lập tức.
Viêm phúc mạc do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm, xuất hiện giống như một màng lụa bao phủ các cơ quan trong bụng.
Bác sĩ Glatter giải thích rằng khi khoang bụng bị nhiễm trùng, có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, có thể làm suy yếu các cơ quan nội tạng và cuối cùng dẫn đến tử vong, nếu không được phẫu thuật, theo Medical Daily.
Đau quặn bụng liên quan đến tiêu chảy: Hội chứng ruột kích thích
Tiêu chảy hoặc táo bón với đau quặn bụng hoặc đầy hơi có thể chỉ ra hội chứng ruột kích thích, theo tiến sĩ Singh.
Bác sĩ Singh đề nghị sử dụng các biện pháp giảm đau ngay lập tức khi bị đau bụng do hội chứng ruột kích thích.
Kiểm soát chế độ ăn uống và căng thẳng cũng có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích trong dài hạn.
Đau bụng sau khi ăn nhiều: Bệnh túi mật
Tiến sĩ Hardeep Singh, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện St. Joseph (Mỹ), cho biết một cơn đau cực độ ở bụng dai dẳng sau khi ăn nhiều là dấu hiệu của một cuộc tấn công túi mật, theo Medical Daily.
Nhiệm vụ chính của túi mật là lưu trữ mật và phân phối đến ruột non để hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Khi túi mật bị tắt nghẽn và bị viêm, có thể dẫn đến bệnh túi mật.
Đau bụng dưới bên trái: Viêm túi thừa
Theo bác sĩ Glatter, đau bụng ở bụng dưới bên trái, đặc biệt đau nặng hơn khi đi lại, có thể là viêm túi thừa. Đây là những túi nhỏ trong đại tràng, có thể bị tắc nghẽn hoặc thủng, ông nói thêm.
Tiến sĩ Glatter cho biết có thể điều trị bằng kháng sinh và một số chất làm mềm phân để giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo Medical Daily.
Tuy nhiên, có thể không cần dùng kháng sinh, vì vậy bác sĩ có thể điều trị trước bằng thuốc giảm đau như acetaminophen và xem xét liệu có cần thuốc mạnh hơn hay không, bác sĩ Glatter giải thích.
Bình luận (0)