Trước đây, nước bọt không được ưu tiên lấy làm mẫu khi xét nghiệm RT-PCR bởi chúng có thể lẫn nhiều chất nhầy hoặc máu, khiến kết quả phân tích kém chính xác. Hơn nữa, độ đặc của nước bọt còn gây khó khăn cho quá trình tách mẫu khi làm xét nghiệm.
Trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học gia của Đại học Augusta phát hiện chỉ cần cho các mẫu nước bọt muốn xét nghiệm vào máy nghiền mẫu dạng hạt (ảnh - một thiết bị quen thuộc trong ly trích DNA) nhằm đồng nhất độ nhớt, độ đặc, thành phần… trước khi làm RT-PCR, sẽ giúp cải thiện vấn đề trên. Sau khi được xử lý, các mẫu nước bọt cho tỷ lệ phát hiện SARS-CoV-2 cao hơn hẳn cách xét nghiệm bằng dịch mũi họng (97,8% so với 78,9%).
“Phương pháp thu thập không xâm lấn như lấy mẫu nước bọt sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ phơi nhiễm cho nhân viên y tế, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, vận hành và tăng năng suất sàng lọc mầm bệnh”, tiến sĩ Ravindra Kolhe, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
|
Bình luận (0)