Theo một nghiên cứu mới, ở quy mô hạn chế và còn chờ đợi nhiều cuộc nghiên cứu tương tự trong thời gian dài, thì caffeine có thể làm tăng việc sản xuất nước mắt và một ngày nào đó có thể là liệu pháp điều trị bệnh khô mắt.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Ophthalmology. Tham gia cuộc nghiên cứu là 78 người có sự điều tiết nước mắt bình thường. Tiến sĩ-bác sĩ (TS-BS) Reiko Arita của ĐH Dược Tokyo và là Phó giáo sư của ĐH Keiko (Nhật Bản) đã tìm thấy ở những người này một số gien xác định sản xuất ra nhiều nước mắt hơn khi tương tác với caffeine, và bà cho rằng khoảng 1/3 đến 1/2 dân số trên thế giới có khả năng phản ứng với caffeine.
Quan sát các nghiên cứu trước đây, TS-BS Reiko Arita nhận thấy những người dùng caffeine thường xuyên ít mắc bệnh khô mắt hơn. Sở dĩ có điều này là do caffeine giúp tăng kích thích tuyến lệ, tuyến nước bọt, tăng tiết dịch và các chất bài tiết khác. Còn nghiên cứu mới này phát hiện thêm mỗi người có phản ứng khác nhau với caffeine dựa trên ADN của họ.
tin liên quan
Lần đầu tiên tại Việt Nam, mổ cận thị không cần chạm vào mắtCận thị, cũng như các tật khúc xạ (viễn thị, loạn thị) có thể được phẫu thuật mà không cần phải động chạm vào mắt, tạo vạt giác mạc. Phương pháp này vừa được Bệnh viện Mắt TP.HCM áp dụng đầu tiên tại Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu của TS-BS Reiko Arita tiến hành phân tích ADN của mỗi người trong nhóm tham gia, và họ nhận thấy có 2 loại gien khác nhau ảnh hưởng đến sự chuyển hóa caffeine. Đặc biệt, không ai trong số những người tham gia nghiên cứu bị khô mắt, dị ứng mắt hoặc mắc những bệnh khác về mắt.
Nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm 2 giai đoạn riêng biệt, cách nhau khoảng 6 ngày. Ở giai đoạn một, các đối tượng tham gia nghiên cứu được cho uống cả những viên nang caffeine và giả dược. Lượng caffeine đưa cho mỗi người phụ thuộc vào cân nặng của từng người. Trong giai đoạn hai, những người tham gia nghiên cứu được nhận những viên nang khác. TS-BS Reiko Arita và các đồng sự đã tính toán lượng nước mắt của từng người. Kết quả là tất cả đều sản xuất ra nhiều nước mắt hơn sau khi sử dụng viên nang caffeine, và những người có gien xác định sản xuất nước mắt nhiều hơn so với những người không có.
Theo nghiên cứu này, việc caffeine có thể kích thích sản xuất nước mắt ở một số cá thể là rất logic - BS nhãn khoa Marguerite McDonald đồng thời là giáo sư lâm sàng của khoa mắt tại NYU Langone Medical Center (Mỹ) nêu ý kiến về cuộc nghiên cứu nói trên. Điều này cũng góp phần giải thích tại sao một số người có phản ứng với caffeine, trong khi những người khác lại không có một chút phản ứng nào.
tin liên quan
Làm thế nào nhận biết bị đục thủy tinh thể?Kể từ tuổi 40, thủy tinh thể bắt đầu bớt đàn hồi và giảm tính trong suốt. Đây là một phần của tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
tin liên quan
Dùng a xít phá mụn ruồi gây hỏng mắtĐó là trường hợp của bà Trần Thị Thợ (52 tuổi, ngụ H.Tri Tôn, An
Giang). Năm 2016, nghe nhiều người nói mụn ruồi mọc dưới mí mắt trái làm
mất thẩm mỹ và tiền tài nên bà quyết tâm phá bỏ.
Bình luận (0)