Tự động phát
Theo ông Dmitry Rogozin, hậu quả của cấm vận là phần trạm ISS do Nga phụ trách, vốn có vai trò điều chỉnh quỹ đạo, có thể bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến cấu trúc nặng 500 tấn này "rơi xuống biển hoặc đất liền".
Trong một bài đăng trên mạng xã hội, ông Rogozi viết: "Phần của Nga đảm bảo rằng quỹ đạo của trạm được điều chỉnh (trung bình 11 lần mỗi năm), bao gồm cả việc tránh các mảnh vỡ không gian".
Trạm vũ trụ quốc tế ISS được chụp từ tàu vũ trụ Soyuz |
reuters |
Ông cho rằng vị trí mà ISS rơi xuống có thể không ở Nga. "Nhưng người dân của các nước khác... nên nghĩ về cái giá phải trả của các lệnh trừng phạt chống lại Roscosmos", ông nói.
Trước đó, ông cũng đưa ra những lời cảnh báo tương tự khi phương Tây đưa ra các lệnh cấm vận Nga.
Vào ngày 1.3, NASA cho biết họ đang cố gắng tìm giải pháp để giữ ISS trên quỹ đạo mà không cần đến sự trợ giúp của Nga. Phi hành đoàn và vật tư được vận chuyển đến phần của Nga bằng tàu vũ trụ Soyuz.
Tuy nhiên, ông Rogozin cho biết bệ phóng được sử dụng để cất cánh đã "chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ từ năm 2021 và các lệnh trừng phạt của EU và Canada kể từ năm 2022".
Cho đến nay, không gian là một trong những lĩnh vực cuối cùng mà Mỹ và Nga còn tiếp tục hợp tác. Vào đầu tháng 3, Roscosmos tuyên bố ý định ưu tiên phát triển các vệ tinh quân sự.
Bên cạnh đó, ông Rogozin cũng thông báo rằng Moscow sẽ không cung cấp động cơ cho các tên lửa Atlas và Antares của Mỹ.
Bình luận (0)