Cân bằng chất đạm sao cho đúng?

06/08/2013 10:04 GMT+7

Nếu xét về tầm quan trọng, protein sẽ là người anh cả đứng đầu trong 4 nhóm dưỡng chất cơ bản cần thiết cho con người. Nhưng việc hấp thụ chất đạm vẫn chưa thật sự hiệu quả vì sự mất cân bằng đang ở mức đáng báo động giữa việc tiêu thụ chất đạm trong mối tương quan với các dưỡng chất khác trong bữa ăn hiện nay.

Vừa thừa vừa thiếu ngày càng gia tăng

Ai cũng biết cung cấp đủ chất đạm sẽ tốt cho sức khỏe nhưng thực chất ở nước ta luôn diễn ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Ở những vùng kinh tế còn khó khăn, khẩu phần ăn chưa đủ chất đạm cần thiết, chưa cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy do bị ảnh hưởng của thiếu dinh dưỡng thường xuyên nên nhìn chung cân nặng và chiều cao của trung bình của trẻ em Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Một trong những nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng của các em chưa có đủ hàm lượng đạm cần thiết đảm bảo cho sự phát triển về trí tuệ và tầm vóc. Với điều kiện kinh tế ngày một được cải thiện, tình trạng suy dinh dưỡng vì thiếu chất đạm và năng lượng nặng đã hầu như không còn ở nước ta nhưng suy dinh dưỡng vừa và nhẹ vì thiếu đạm và năng lượng vẫn còn là vấn đề cần quan tâm.  

 Cân bằng chất đạm sao cho đúng? 1
Spivital cung cấp nguồn đạm dồi dào, giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng

Ở một phân khúc khác, với những người thành thị khá giả, tình trạng dư đạm trong bữa ăn đang diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết. Một báo cáo đã cho thấy người Việt khu vực thành thị ngày càng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất đạm hơn (nhiều hơn nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị từ 51% năm 2000 đến 84% năm 2010), trong khi mức tiêu thụ rau không tăng, mà lại giảm đi (năm 2010 là 190g/người/ngày, giảm so với năm 1985 là 214g/người/ngày).

Chính chế độ ăn uống dư thừa đạm trong tương quan với dưỡng chất khác đã dẫn đến nhiều tác động xấu cho sức khỏe. Cụ thể là bệnh Gout vì nguyên nhân chính dư đạm, vốn được xem là bệnh của người giàu đã trở nên ngày càng phổ biến hơn.

Chưa kể, chứng dư đạm còn đang rất thời sự vì chế độ ăn kiêng low-carb của nhiều chị em văn phòng trong thời gian qua. Low-carb là phương pháp ăn kiêng dựa trên nguyên lý loại bỏ hoàn toàn nguồn nang lượng từ carbohydrate (có trong các thực phẩm nhiều tinh bột), thay vào đó là ăn các thực phẩm cung cấp năng lượng từ chất đạm và chất béo. Chế độ ăn dư đạm động vật thường kèm theo nhiều cholesterol lại dẫn đến tăng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác…

Vì vậy, việc cung cấp đủ và cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật cho cơ thể đang cần được nhận thức rõ ràng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Cân bằng đạm sao cho đúng?

Nhiều người cứ cho rằng việc cân bằng chất đạm trong bữa ăn chỉ có nhà khoa học dinh dưỡng mới làm được. Nhưng thực tế nếu dành đủ sự quan tâm cho sức khỏe, mỗi người đều có thể thực hiện được để duy trì sự khỏe mạnh cho chính mình. Để đảm bảo sự tương quan phù hợp giữa hàm lượng chất đạm và các dưỡng chất khác, khoa học dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, cần có sự cân đối về thành phần các chất sinh năng lượng protit (P – chất đạm), lipit (L - chất béo), gluxit (G - tinh bột) trong mỗi khẩu phần ăn. Theo đó, với người trưởng thành tỷ lệ các dưỡng chất trên trong bữa ăn nên là P : L : G = 12-14% : 20-25% : 61-70% và ở trẻ em là P : L : G = 12-14% : 25-30% : 60-65%.

 Cân bằng chất đạm sao cho đúng? 2
Spivital được sản xuất từ nguồn tảo Spirulina được trồng tại nguồn nước khoáng Vĩnh Hảo quý giá cùng công nghệ bào chế tiên tiến 

Ngoài ra, để tăng vai trò dinh dưỡng khả năng hấp thu chất đạm, chúng ta nên ăn cân bằng đạm động vật và đạm thực vật. Thực tế cho thấy, trong chế độ dinh dưỡng giàu đạm, chúng ta lại có xu hướng tiêu thụ chất đạm thiếu cân đối hoặc là quá nhiều đạm động vật (đạm trong thịt, cá, trứng, hải sản, sữa…) và thiếu đạm thực vật (đạm trong đậu đỗ, ngũ cốc, khoai, củ,…) hoặc ngược lại.

Với người lớn nên tiêu thu chất đạm động vật ở mức 30-35% tổng lượng đạm, con trẻ em, tùy theo lứa tuổi các cháu cần tiêu thụ 35-40% đạm động vật ở lứa tuổi 10-18 tuổi, còn trẻ   1-9 tuổi cần tiêu thụ trên 50-60% là đạm động vật, và trẻ < 1 tuổi 70-100% là đạm động vật. Các nghiên cứu đã chứng minh được đạm thực vật có giá trị sinh học kém hơn đạm động vật.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều chất đạm động vật có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh Goute, tăng mỡ máu, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim… Do đó cần thực hiện chế độ ăn cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật để tối đa hóa việc hấp thu chất đạm của cơ thể, góp phần nâng cao sức khỏe mỗi ngày.

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng
(Thanh Hằng ghi)

>> Ít chất đạm giúp trì hoãn Alzheimer
>> Chất đạm: Đủ chứ đừng dư!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.