Nằm ở giữa trung tâm TP.Hạ Long (Quảng Ninh), Cảng tàu khách Hòn Gai được Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (tiền thân là Vinashin) đầu tư 100 tỉ, bị bỏ hoang suốt hơn 14 năm qua. Sau khi nằm phơi nắng mưa hơn 1 thập kỷ qua, nhiều công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Dự án cảng tàu trăm tỉ bỏ hoang bên bờ vịnh Hạ Long |
N.H. |
Theo UBND TP.Hạ Long, năm 2006, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) xin được nhận lại Cảng khách Hòn Gai do Sở GT-VT Quảng Ninh quản lý, để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp cảng khách, phục vụ việc đưa đón khách du lịch.
Thời kỳ đó, Vinashin dự kiến đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng để mở rộng cảng thành cảng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Giai đoạn 1 của dự án sau đó được triển khai với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 235 tỉ đồng trên diện tích hơn 16.000 m2.
Đến tháng 8.2007, Cảng tàu khách Hòn Gai bắt đầu đi vào hoạt động với nhiều hy vọng về một con đường vận tải, du lịch xuyên Việt trên biển. Khi đó, Vinashin còn mua tàu từ Ý về với giá 60 triệu USD, lấy tên Hoa Sen, chuyên hoạt động tuyến Hạ Long - Chân Mây - TP.HCM.
Đến năm 2008, ngành tàu biển suy thoái kéo theo Vinashin rơi vào cảnh lao đao. Dự án làm cảng Hòn Gai đang thi công dở dang bị dừng vĩnh viễn sau khi hơn 109 tỉ đồng (trong đó có cả vốn vay) đã được đầu tư.
Sau biến cố kinh doanh, tàu Hoa Sen dừng hoạt động từ tháng 11.2008, rồi phiêu dạt khắp nơi và từng bị “bắt nợ” bên Hàn Quốc. Sau khi được "chuộc về", tàu Hoa Sen neo ở một cảng tại Trung Quốc…
Kể từ đó đến nay, Cảng tàu khách Hòn Gai gần như bỏ hoang và không còn đón tàu hàng hải cỡ lớn nữa. Chính vì vậy, suốt 14 năm qua, dự án cảng tàu khách Vinashin được đầu tư dang dở, nằm phơi nắng mưa bên bờ vịnh Hạ Long. Hiện trạng dự án nay chỉ còn cầu cảng đang thi công dang dở, trơ cốt thép, nhà chức năng cũ nát…
Cảng tàu trăm tỉ chỉ còn trơ lại trụ bê tông |
N.H. |
Để có tiền chi trả nhân viên, duy trì hoạt động, Cảng tàu khách Hòn Gai, thuê làm bến để tàu tham quan vịnh nghỉ đêm; đồng thời làm nơi trung chuyển khách vào bờ cho tàu du lịch quốc tế. Tuy nhiên, sau 2 năm ảnh hưởng dịch Covid-19, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã dừng hoạt động kinh doanh tại đây. Còn tàu du lịch quốc tế chuyển sang cập Cảng tàu khách quốc tế vịnh Hạ Long.
Sau khi nguồn thu chính không còn, để tránh lãng phí, Công ty TNHH công nghiệp tàu thủy Cái Lân đã trưng dụng mặt bằng cảng làm các điểm kinh doanh tạm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số hàng quán tại khu vực này bị chính quyền yêu cầu tạm dừng vì kinh doanh trên đất sai mục đích, không đủ điều kiện.
Một góc cảng tàu khách Hòn Gai bị bỏ hoang nhiều năm bên bờ vịnh Hạ Long |
N.H. |
Nhiều công trình bị bỏ hoang, xuống cấp tại cảng tàu |
N.H. |
Một số nơi ở cảng tàu trăm tỉ được chủ tàu tham quan vịnh Hạ Long ghé vào xin neo đậu nhờ những lúc ế khách |
N.H. |
Cảng tàu trăm tỉ nằm phơi nắng mưa, nằm bất động bên bờ vịnh Hạ Long |
N.H. |
Dự án được đầu tư hơn 100 tỉ đồng sau đó "đắp chiếu" suốt 14 năm qua bên bờ vịnh Hạ Long |
N.H. |
Pông tông cảng tàu được Công ty TNHH công nghiệp tàu thủy Cái Lân đầu tư làm nơi đón khách sau khi dự án cảng tàu vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên do không được sử dụng, duy tu nên khối sắt này đang hoen gỉ, xâm hại môi trường vịnh Hạ Long |
N.H |
Do phần đáy bị thủng, thời gian gần đây Công ty TNHH công nghiệp tàu thủy Cái Lân liên tục phải bơm nước để pông tông không bị chìm. Vào những ngày hè một số người dân TP.Hạ Long thường xuyên lui tới đây để tắm biển |
N.H. |
Lan can pông tông bị bào mòn, hoen gỉ không còn đảm bảo an toàn |
N.H. |
Vật dụng của một số tàu du lịch vứt lại trên mặt pông tông |
N.H. |
Lan can này mong manh như số phận của pông tông nhất là vào mùa mưa bão |
N.H. |
Dây điện dẫn tạm bợ ở cảng tàu |
N.H. |
Bình luận (0)