Cận cảnh cuộc sống những 'người rừng' đi tìm sao la ở dãy Trường Sơn

23/06/2020 19:34 GMT+7

Chúng tôi cùng dầm mưa, băng rừng lội suối, ăn vội bữa cơm giữa đại ngàn với những người làm công tác bảo tồn sao la ở dãy Trường Sơn mới thấu hiểu tình yêu thiên nhiên của những “người rừng”.

Trong những ngày đầu tháng 6, PV Thanh Niên đi theo những người làm công tác bảo tồn sao la ở tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế, được nghe lực lượng bảo tồn sao la kể về chuyện nghề, chuyện về loài sao la đã từng xuất hiện mới thấu hiểu những “người rừng” mong muốn được tận mắt bắt gặp cá thể sao la “bằng xương bằng thịt” như thế nào.
Đối với chúng tôi, được nhâm nhi ly cà phê giữa rừng xanh, chân ngâm dưới dòng suối mát lạnh, thay vì những bản nhạc xập xình là một điều khó quên.

Bật mí công việc của “người rừng” đi tìm dấu chân “kỳ lân” ở dãy Trường Sơn

Khói bếp lẫn giữa màn sương sớm, bữa cơm đạm bạc của những “người rừng” trước khi hành quân vào rừng sâu khiến chúng tôi nể phục. Họ đã tạm gác những nhộn nhịp để lên rừng sống cùng niềm đam mê đi tìm sao la và bảo vệ thiên nhiên.

Bức ảnh gây chấn động giới bảo tồn sau thời gian “mò kim đáy bể”

Tất cả hy vọng, mong rằng được một lần nữa chứng minh cho giới nghiên cứu trên thế giới biết đến sự đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ngày ngày, những “người rừng” lang thang, băng ngang băng dọc rừng xanh để thực hiện công việc tìm kiếm loài sao la.

Vào thủ phủ sao la, nghe người dân kể về sự hiện diện của “Kỳ lân”

Dưới đây là những hình ảnh được PV Thanh Niên ghi lại trong chuyến công tác thực hiện loạt bài Đi tìm “Kỳ lân Châu Á”:

Ngày ngày những "người rừng" vẫn lặng lẽ xuyên rừng tìm kiếm dấu vết sao la

Theo dấu sao la ở dãy Trường Sơn, trước những hiểm nguy giữa đại ngàn đã có người ngã xuống mãi mãi gửi hồn mình giữ rừng thiêng

Dấu chân "người rừng" xuất hiện khắp các tiểu khu, họ đi tìm những điều nhiều người cho là "mơ hồ". Thế nhưng niềm hy vọng loài sao la vẫn còn tồn tại thôi thúc họ lên đường

Những bữa ăn chống đói giữa "rừng thiêng nước độc"

Nụ cười đầy hy vọng, "người rừng" mong rằng sẽ một lần nữa gây chấn động giới nghiên cứu về những phát hiện mới liên quan đến sao la

PV Thanh Niên phỏng vấn nhóm bảo tồn Sao la giữa chốn đại ngàn

Ngoài việc truy tìn dấu vết của sao la, "người rừng" còn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng xanh, họ không nhớ đã phá huỷ bao nhiêm bẫy thú rừng do người dân đặt ở rừng sâu

Khói bếp chốn rừng sâu, bữa ăn đạm bạc trước khi lên đường đi đặt "bẫy ảnh" tìm kiếm sao la khiến chúng tôi cảm phục, phần nào thấu hiểu sự khó khăn, vất vả của người làm nhiệm vụ giữ rừng

Không phát quang gây tổn hại rừng, nhân viên Khu bảo tồn Sao la đã dựng lán ở bờ suối nhằm lấy nước sinh hoạt và giữ được từng cành cây, ngọn cỏ của dãy Trường Sơn

Bữa cơm đạm bạc giữa rừng sâu

"Người rừng" cho biết, mỗi chuyến tuần tra, tìm dấu chân sao la kéo dài 6 ngày, mỗi lần thay ca thì họ thực hiện tôn chỉ: "Đến mang những gì thì đi phải cõng ra..."

Bát cà phê đặc biệt sáng giữa rừng Trường Sơn

Ngủ canh rừng, nguy hiểm luôn rình rập nhưng với tình yêu thiên nhiên, cán bộ Khu bảo tồn Sao la vẫn ngày đêm chống chọi, vượt qua khó khăn thực hiện nhiệm vụ

Nhóm PV chụp ảnh cùng cán bộ Khu bảo tồn Sao la Quảng Nam

Cán bộ bảo tồn sao la nếm mật nằm gai kiên nhẫn đi tìm dấu vết loài sao la

PV Thanh Niên chụp ảnh kỷ niệm chuyến công tác cùng cán bộ Khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên - Huế

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.