Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, lúc 00 giờ 30 sáng 1.12, những bộ phận quan trọng của robot TBM khoan hầm trong lòng nhà ga ngầm Nhà hát TP (P.Bến Nghé, Q.1), được một doanh nghiệp vận tải (nhà thầu vận chuyển robot TBM) dùng cần cẩu tải trọng 300 tấn, đưa lần lượt lên mặt đất.
VIDEO: Cận cảnh Robot quái vật được tháo lắp chuyển về Ba Son như thế nào?
|
Những bộ phận robot TBM (tổng trọng lượng khoảng 300 tấn) tiếp tục được cẩu lên xe đầu kéo và sơmi romooc chuyển về ga Ba Son lắp ráp trở lại, chuẩn bị khoan đường hầm thứ 2 về lại ga Nhà hát TP, ở độ sâu 10m.
Đại diện đơn vị vận chuyển robot TBM cho biết, để đưa các bộ phận robot TBM từ nơi này sang nơi khác phải đảm bảo độ chính xác cao, tránh va đập. Công ty sử dụng thiết bị chuyên dùng chuyển hàng siêu trọng nhập từ các nước châu Âu, có thể linh động ở các khu vực phạm vi hẹp như trong nội thành TP.
|
tin liên quan
Robot 'khủng' khoan xong hầm Metro đầu tiên dài 781m ở TP.HCMSau hơn 5 tháng thi công liên tục, robot TBM đã khoan hoàn thành đường hầm đầu tiên, dài 781m nối ga Ba Son - ga Nhà hát TP.HCM, thuộc tuyến metro đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Trước khi vận chuyển các bộ phận robot TBM này, đơn vị đã có văn bản trình Tổng cục đường bộ Việt Nam xin giấy phép và vận chuyển theo lộ trình từ ga Nhà hát TP - Đồng Khởi - Mạc Thị Bưởi - Phan Văn Đạt - vòng xoay công trường Mê Linh - Tôn Đức Thắng - ga Ba Son.
Thời gian vận chuyển các bộ phận robot TBM từ ga ngầm Nhà hát TP lên mặt đất phụ thuộc vào tiến độ của đơn vị lắp ráp và thời tiết. Dự kiến trong vòng 1 tháng sẽ đưa được hết bộ phận robot TBM lên mặt đất. Sau đó, xe chuyên dụng tiếp tục vận chuyển các bộ phận robot về ga Ba Son, tổng thời gian hết khoảng 3 tháng.
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đoạn xây hầm ngầm từ ga Nhà hát TP - ga Ba Son (P.Bến Nghé, Q.1), do nhà thầu liên danh Shimizu - Maeda thi công bằng đào ngầm TBM (robot TBM) dài 781m, sâu 17m đã hoàn thành. Sau khi robot TBM chuyển từ ga Nhà hát TP về lại ga Ba Son sẽ tiếp tục khoan đường hầm thứ 2 về lại ga Nhà hát TP ở độ sâu 10m. Dự kiến, đường hầm thứ hai hoàn thành vào tháng 6.2018.
|
tin liên quan
Người Sài Gòn đến bao giờ mới được đi Metro dọc ngang trên cao?Những tuyến metro đang dần hình hài, nhưng cũng có những tuyến đang đội vốn dự toán và chưa biết bao giờ triển khai. Vậy đến bao giờ người Sài Gòn sẽ được đi lại dọc ngang trên những tuyến metro này?
Khi đào, tùy điều kiện địa chất, robot sẽ được gắn mũi khoan thích hợp. Các loại đất đá trong quá trình khoan sẽ được xay nhuyễn và đưa ra ngoài bằng hệ thống băng chuyền xoắn. Cứ 1,2m hầm được khoan, công nhân sẽ cho lắp 6 tấm bê tông làm vách hầm đường kính 6,8m. Việc sử dụng máy khoan TBM rất tiện lợi vì hoàn toàn vận hành bằng máy móc, hạn chế độ rung, giảm tiếng ồn và không ảnh hưởng đến giao thông trên mặt đường.
Trước đó, sáng 31.10, Ban Quản lý đường sắt đô thị số 1 phối hợp với nhà thầu Shimizu - Maeda (Nhật Bản) chính thức đón robot khoan hầm TBM tại ga Nhà hát TP, sau khi hoàn thành đường hầm đầu tiên dài 781m (sâu 17m), lắp ghép xong 3.900 tấm vỏ hầm.
Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài 19,7 km (gồm 2,6 km ngầm và 17,1 km trên cao). Cả tuyến có 14 nhà ga (3 ga ngầm và 11 ga trên cao), với tổng mức đầu tư 47.325 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác cuối năm 2020.
|
|
|
|
|
|
|
tin liên quan
Khởi công lắp đặt đường ray tuyến metro số 1Sáng 24.10, 50 m ray đầu tiên của hệ thống đường ray tuyến metro số 1 TP.HCM (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) đã được khởi công xây lắp, nằm trong gói thầu được Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM ký hợp đồng với nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) triển khai thực hiện từ năm 2013.
Bình luận (0)