Cận cảnh sân bay trực thăng quân y đầu tiên của Việt Nam

19/12/2020 15:48 GMT+7

Sáng 19.12, sân bay cấp cứu trực thăng trên nóc tòa nhà Viện chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) chính thức đi vào hoạt động.

Trước đây, các trường hợp cấp cứu từ Trường Sa về đất liền được chuyển bằng trực thăng cấp cứu về sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó mới chuyển về Bệnh viện Quân y 175. Sân bay cấp cứu trực thăng Bệnh viện Quân y 175 đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian di chuyển và tăng khả năng cứu chữa cho bệnh nhân được chuyển từ đảo về.
Ngoài phục vụ vận chuyển cấp cứu cho chiến sĩ và người dân gặp tai nạn ở Trường Sa, sân bay cấp cứu trực thăng của Bệnh viện Quân y 175 sẽ là điểm phát triển cấp cứu nhanh, giải quyết tất cả tình huống, sự cố y tế đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ và người dân TP.HCM.
Cũng trong sáng 19.12, Bệnh viện Quân y 175 thực hiện thành công các chuyến bay giả định vận chuyển bệnh nhân về cấp cứu tại bệnh viện. 

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), kiểm tra sân đỗ trước khi chiếc trực thăng đầu tiên hạ cánh.

Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

 

Đúng 8 giờ 45 ngày 19.12, chiếc trực thăng hạ cánh xuống sân trực thăng trên nóc tòa nhà Viện chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Quân y 175

Ảnh:  ĐẬU TIẾN ĐẠT

Tình huống giả định đầu tiên là bệnh nhân đa chấn thương từ Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) được chuyển về cấp cứu tại Bệnh viên Quân y 175

Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Bãi đáp được thiết kế lối đi riêng để dễ dàng vận chuyển nạn nhân. Trước đây, việc chuyển bệnh từ đảo về đất liền bình quân tốn khoảng 3 giờ 30 phút thì vận chuyển trực tiếp có thể giảm tối đa 20 - 30 phút.

Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

"Bệnh nhân" đầu tiên được cấp cứu bằng chiếc máy bay Mi-171 mang số hiệu 8431 thuộc sư đoàn 370- Trung Đoàn 917

Ảnh:  ĐẬU TIẾN ĐẠT

Chiếc Mi- 17 chuẩn bị cất cánh thực hiện nhiệm vụ mới. Đây là dòng máy bay quân sự đa năng, tầm bay tối đa là 590 km và có thể sử dụng trong các hoạt động cứu hộ cứu nạn tại các khu vực khó khăn về địa hình và bay biển

Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Chỉ huy bãi ngoài có nhiệm vụ thông báo gió, tình hình thời tiết và kỹ thuật cho các chuyến bay cất hạ cánh xuống sân đỗ trực thăng

Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Máy bay EC-225 thuộc Binh Đoàn 18, vận chuyển "bệnh nhân" thứ hai chuẩn bị hạ cánh xuống sân đỗ trực thăng

Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Tình huống giả định thứ hai là bệnh nhân bị đột quỵ, vận chuyển từ Cần Giờ (TP.HCM) đến Bệnh viện quân y 175

Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Các tình huống giả định đều được thực hiện thành công. Sân bay cấp cứu trực thăng của Bệnh viện Quân y 175 sẽ là điểm phát triển cấp cứu nhanh không chỉ cho các bệnh nhân ở Trường Sa mà còn phục vụ người dân TP.HCM

Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Kỹ thuật viên hàng không kiểm tra chiếc EC-225 trước khi thực hiện cất cánh

Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 (thứ 7 từ phải qua); thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng - Tư lệnh Quân khu 7 (thứ 8 từ phải qua); ông Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM (thứ 9 từ phải qua) chúc mừng 2 chuyến bay thành công

Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Chiếc EC-225 vận chuyển bệnh nhân thứ hai thành công, rời sân bay trực thăng  quân y đi thực hiện nhiệm vụ mới. Với tầm bay tối đa 920 km, EC-225 là một trong những dòng trực thăng hiện đại nhất trên thế giới, được thiết kế nhằm thực hiện các nhiệm vụ vận tải trên biển, bay cứu hộ cứu nạn

Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.