Tàu buýt đường thủy đầu tiên ở TP.HCM dài 18m, mang màu sắc chủ đạo là vàng và trắng, sức chứa 80 chỗ ngồi. Sau thời gian thử nghiệm, sẽ chính thức hoạt động vào đầu tháng 10.2017.
Sáng 21.8, tàu buýt đường thủy chính thức được hạ thủy kỹ thuật, nhằm thẩm định và đánh giá trước khi đưa vào khai thác.
Theo đó, tàu buýt đường thủy dài 18m, với hai gam màu chủ đạo là vàng và trắng. Trong khoang tàu được thiết kế 80 ghế nhựa màu xanh cho hành khách ngồi. Đồng thời, hai bên thành khoang hành khách được dán thông tin các trạm tuyến buýt. Ngoài ra, khoang tàu còn có hệ thống máy lạnh làm mát, đèn chiếu sáng, tivi, hệ thống chữa cháy, chuông báo động, cùng áo phao trang bị dưới các ghế ngồi.
VIDEO: Trải nghiệm tuyến buýt đường sông đầu tiên tại TP.HCM
Sáng 21.8 tuyến buýt đường thủy đầu tiên tại TP.HCM chính thức được hạ thủy vận hành kỹ thuật (giai đoạn 1) nhằm thẩm định và đánh giá trước khi đưa vào khai thác.
Khi hành khách lên tàu di chuyển, đến các trạm sẽ có nhân viên thông báo. Sau buổi hạ thủy kỹ thuật, tàu buýt đường thủy sẽ hoạt động thử nghiệm hai tháng và đầu tháng 10 sẽ chính thức đưa vào khai thác phục vụ hành khách.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trong buổi chạy thử nghiệm, tàu chạy với tốc độ nhanh, tuy nhiên hoạt động rất êm, tiếng ồn nhỏ. Khi đi trên tàu, hành khách có thể quan sát được khung cảnh dọc hai bên bờ sông Sài Gòn.
Khoang tàu buýt đường thủy thiết kế với 80 chỗ ngồi ẢNH: AN HUY
Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc công ty TNHH Thường Nhật cho biết, việc đưa tuyến buýt đường thủy vào hoạt động nhằm thu hút người dân tham gia sử dụng phương tiện công cộng, góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông đường bộ hiện đang quá tải. Đến đầu tháng 10, công ty sẽ chính thức đưa vào sử dụng tàu buýt đường thủy phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Giá vé tuyến ngắn và suốt tuyến là 15.000 đồng.
Thành khoang tàu được dán thông báo thứ tự các bến tàu buýt đường thủy ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Với đặc thù nhiều hẻm, đường nhỏ, các chuyên gia cho rằng TP.HCM
nên nghiên cứu sử dụng xe buýt mini khi xây dựng đề án tăng cường vận
tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng xe cá nhân.
“Tất cả các bến tàu buýt đường thủy đều có bảng chỉ dẫn cho khách kết nối hệ thống bến xe buýt đi lại thuận tiện. Đối với các trạm xe buýt ở xa bến tàu buýt đường thủy, chúng tôi sẽ cân nhắc và đầu tư các xe điện hoặc xe buýt nhỏ để đưa đón hành khách”, ông Toản chia sẻ.
Giá vé chặng ngắn và suốt tuyến là 15.000 đồng ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, hy vọng với loại hình vận tải giao thông công cộng mới này sẽ thu hút được nhiều người dân sử dụng đi lại, trong lúc tình trạng ùn tắc giao thông đường bộ và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP tăng cao.
Theo ông Cường, thị phần vận tải hành khách công cộng TP hiện chủ yếu là xe buýt và taxi, chiếm khoảng 10% nhu cầu đi lại của người dân. Theo mục tiêu phấn đấu của TP đến 2020 thị phần này tăng lên khoảng 20%. Trong đó, xe buýt và taxi là 17% và 3% còn lại là các loại hình vận tải khác, điển hình là tuyến buýt đường thủy nội đô hạ thủy hôm nay.
Bến tàu Bình An (P.Bình An, Q.2) được thiết kế khang trang, sạch đẹp ẢNH: AN HUY
Tàu hoạt động rất êm, khi đi tàu buýt đường thủy, hành khách có thể quan sát khung cảnh dọc hai bên sông Sài Gòn ẢNH: AN HUY
Đuôi tàu được thiết kế một băng ghế dài cho hành khách ngồi dễ dàng ngắm cảnh xung quanh hai bên bờ sông ẢNH: AN HUY
Đường dẫn xuống bến tàu buýt đường thủy ở bến Bạch Đằng (P.Bến Nghé, Q.1) ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Sau khi thử nghiệm hai tháng, tàu buýt đường thủy chính thức đưa vào vận hành khai thác ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Hành khách lên và xuống tàu buýt đường thủy rất dễ dàng và an toàn ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Hệ thống chuông báo động trong khoang tàu, thông báo nếu gặp sự cố ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Dưới các ghế ngồi được trang bị áo phao, bảo đảm an toàn cho hành khách ẢNH: AN HUY
Ngày 31.7, Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM chính thức ra mắt lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động vận tải hành khách công cộng (ảnh).
Bình luận (0)