Vùng chỉ mới hình thành về mặt cơ học, xây dựng trên không gian và vị trí địa lý. Chưa có bộ máy chuyên trách và cơ chế vận hành, thiếu định hướng và chiến lược chung cho quá trình hoạt động và phát triển.
PGS-TS Trần Đình Thiên cho rằng cần cải cách thể chế và phải có cách nhìn lại vai trò của vùng cho tương lai. Xu thế tăng trưởng và phát triển của vùng này đang chậm lại, TP.HCM cũng đang chậm lại. Cơ chế đặc thù cho TP.HCM hiện cũng vướng rất nhiều vấn đề. Chủ thể tăng trưởng của vùng vẫn là các tỉnh, chứ khái niệm vùng như một thể chế phát triển chưa rõ. “Chính phủ đề xuất Quốc hội có cách tiếp cận một cách dứt khoát về thể chế. Cần phân cấp, quyền cho địa phương theo một nguyên tắc mới. Hiện nay phân cấp nhiều hơn, còn quyền và lực thì chưa rõ. Cần phải có thể chế phát triển vùng được hiến định chứ các tỉnh ngồi lại theo tình nghĩa anh em thì không thể làm được”, ông Thiên nói.
tin liên quan
'Nghẽn' giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía namÔng Nhân đề xuất 8 nội dung liên kết, trong đó liên kết hạ tầng khu vực đặc biệt là giao thông và logistics. Để làm được việc này thì cần thay đổi quan điểm giao thông trong vùng không chỉ phục vụ vùng mà là cả nước. Do vậy T.Ư phải quan tâm đầu tư. Theo ông Nhân, vùng cần sự liên kết về đào tạo. TP.HCM chiếm 80% năng lực trường đại học, 80% cơ sở dạy nghề của cả vùng, vậy phải có liên kết mời DN đến đặt hàng cho hàng trăm trường ĐH tại TP.HCM. Các tỉnh không nhất thiết phải có thêm trường ĐH, dạy nghề mà coi đây là vấn đề của vùng. Phát triển hệ thống y tế, bệnh viện chất lượng cao ở một số tỉnh nhằm giảm tải cho TP.HCM. TP.HCM phải trở thành trung tâm tài chính của vùng, phục vụ nhu cầu vốn cho vùng. “Chúng ta muốn vùng đóng góp 45% GDP, 42% ngân sách nhưng câu hỏi vùng này nhận bao nhiêu phần trăm ngân sách thì không có câu trả lời”, ông Nhân đặt vấn đề và đề nghị phải chi từ 25 - 30% ngân sách cho vùng mới có thể đưa vùng tiếp tục phát triển bền vững.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng duy trì động lực tăng trưởng, tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn thì cần phải có hành động tập thể, đó là liên kết vùng. Cần có quy hoạch phát triển
KT-XH vùng cho tốt. “Đồng thời chúng ta cần phải có chi tiết quy hoạch, nhất là liên kết về giao thông vận tải. Quy hoạch này không chỉ dựa trên năng lực của từng địa phương mà dựa trên tiềm năng lợi thế có tính so sánh của từng địa phương. Biết hy sinh lợi ích của từng địa phương đặt trong lợi ích tổng thể của vùng. Xây dựng quy hoạch quản lý, trên cơ sở đó nhà nước tập trung đầu tư nguồn lực và kêu gọi các nguồn lực khác kể cả tư nhân và hình thức PPP”, Phó thủ tướng phân tích và nhấn mạnh trên cơ sở quy hoạch phát triển KT-XH thì chuỗi giá trị và liên kết giá trị trong khu vực này nhà nước không thể làm được, chính quyền địa phương cũng không làm được, cần tạo môi trường để cho các thành phần kinh tế vào làm.
Bình luận (0)