Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết từ ngày 7.2 đến nay, tổng số học sinh (HS) học trực tiếp là hơn 21 triệu/22,4 triệu em, chiếm 93,71% tổng số HS. Nhìn chung, việc đưa HS tới trường học trực tiếp được xã hội, nhà giáo, phụ huynh, các chuyên gia... ủng hộ, đồng tình, được đánh giá là đúng lúc và kịp thời. Lãnh đạo các địa phương đã thống nhất chủ trương và chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả.
Một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử lý các trường hợp HS là F0, F1 |
Tuy nhiên ông Sơn thừa nhận, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỷ lệ giáo viên, HS mắc Covid-19 tăng mạnh khiến nhiều cơ sở giáo dục phải chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp học trực tuyến. Một số ít địa phương chưa quyết định mốc thời gian cụ thể cho trẻ mầm non, HS tiểu học đến trường.
Bộ Y tế đề nghị ban hành giá trần xét nghiệm Covid-19 |
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho hay một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử lý các trường hợp HS là F0, F1. Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều HS phải nghỉ học trên lớp, chuyển sang học trực tuyến vì trong lớp có F0. Cá biệt có nơi cho cả lớp hoặc cả khối dừng học trực tiếp khi phát hiện F0 trong một lớp. Một số địa phương yêu cầu 100% HS phải xét nghiệm Covid-19 trước khi đến trường học trực tiếp, phần lớn kinh phí do phụ huynh chi trả, gây phản ứng không cần thiết.
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc đưa HS trở lại trường phải có sự chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc, không áp dụng cứng nhắc, máy móc giữa các địa phương có cấp độ dịch khác nhau, giữa đô thị và nông thôn… đồng thời tránh tình trạng mạnh ai nấy làm.
Phó thủ tướng lưu ý cần tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi theo định hướng của Bộ Y tế; kiểm soát được tốc độ lây nhiễm trong trường học, có phương án xử lý ca nhiễm, F1 hợp lý, nhất là liên tục cập nhật hướng dẫn điều trị...
Bình luận (0)