Cần đánh giá về mức độ tuân thủ trong thực hiện Chỉ thị 16

22/07/2021 08:02 GMT+7

Theo TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng ( Bộ Y tế ), nếu thực hiện giãn cách cao hơn Chỉ thị 16 thì chỉ còn biện pháp phong tỏa toàn bộ.

Không ra khỏi nhà, không tiếp xúc nhau thì không lây nhau. Còn các công ty, công sở đóng cửa, làm online hoàn toàn. Rồi phương tiện công cộng dừng hết, chỉ vận chuyển các ca cấp cứu, cấp thiết...
“Tuy nhiên, trước khi thực hiện mức cao hơn Chỉ thị 16 thì cần đánh giá, thực sự đã thực hiện thật tốt, thật sự nghiêm túc, tối đa theo Chỉ thị 16 chưa. Vì nếu làm tốt thì sẽ không có lây nhiễm mới. Còn các ca mắc cũ, sẽ bộc lộ trong vòng 5 - 6 ngày kể từ khi bắt đầu giãn cách. Nếu lây trong hộ gia đình thì cũng đã bộc lộ hết, vì đến nay TP.HCM đã sang ngày thứ 11 - 12 từ khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16”, ông Nga nói.

Sáng 22.7: TP.HCM thêm 2.433 ca Covid-19, tổng cộng đã công bố 44.136 bệnh nhân

TS Nga cho rằng hiện có thể chưa nhất thiết dừng hết mọi hoạt động, phong tỏa toàn bộ TP hay tỉnh, mà thực sự cần đánh giá thật đúng đắn việc triển khai Chỉ thị 16 vừa qua. Đánh giá đúng, địa bàn nào, khu vực nào có thêm nhiều ca F0 lây nhiễm mới thì xem xét thực hiện phong tỏa cao hơn mức Chỉ thị 16. Vì những nơi có số mắc cao, còn tiếp xúc do không tuân thủ nghiêm ngặt, thì còn nguy cơ lây ra như dầu loang. Những khu vực có F0 cao là ngưng hoạt động toàn bộ, nhà nào đóng cửa nhà đó.
Theo ông Nga, cùng với tổ chức thực hiện giãn cách ở các cấp độ, chính quyền cần tăng cường hướng dẫn, truyền thông giúp người dân hiểu để chấp hành. Đặc biệt, cần có sự chia sẻ về tinh thần, đời sống để người dân yên tâm ở nhà. Vì nếu còn chưa đảm bảo về đời sống hằng ngày khi giãn cách, thì người dân sẽ vẫn phải đi ra ngoài, và khó đạt hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm, lây lan. Nếu làm tốt, không để lây nhiễm thêm thì mới có thể đánh giá được đỉnh dịch, không có ca mới, tốc độ lây nhiễm giảm dần.

TP.HCM dùng biện pháp mạnh hơn cả Chỉ thị 16 với khu đông dân để chặn Covid-19

Người dân cần chuẩn bị tinh thần tiếp tục giãn cách

Theo một chuyên gia dịch tễ tại TP.HCM, không thể nói thực hiện Chỉ thị 16 trong 15 ngày sẽ giảm ca bệnh. Phải làm thêm 1 lần Chỉ thị 16 nữa thì sẽ giảm và có thể đến đầu tháng 8 dịch mới xuống, nhưng giảm rất chậm. Sau đó, có thể thêm 10 ngày Chỉ thị 16, sau đó tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 15+, rồi Chỉ thị 15 và đến cuối tháng 8 mới có thể đánh giá tình hình. Nếu có vắc xin khoảng 4 - 5 triệu liều nữa thì sẽ tốt. Nhưng một đợt dịch có thể kéo dài 3 - 4 tháng. “Người dân cần chuẩn bị tinh thần và cảnh giác chứ không phải lơ là. Bây giờ cách ly nhà với nhà, giảm tiếp xúc trong nhà, thôn cách ly với thôn, xã cách ly xã… là đã mạnh rồi”, chuyên gia này nói.
Về biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chuyên gia này cho rằng, TP.HCM cứ tiếp tục làm như hiện nay. Đó là tập trung nguồn lực vào điều trị, tăng cường chăm sóc cho bệnh nặng; thực hiện cách ly F1 tại nhà, F0 theo dõi chăm sóc ở nhà thì sẽ giảm áp lực cho các bệnh viện. Liên quan đến cung ứng thực phẩm, theo chuyên gia, cần phải làm chặt chẽ, nếu không sẽ dễ lây bệnh và nguy cơ vẫn còn. Nếu cho mở chợ truyền thống, cái khó là kiểm soát lây nhiễm. Ngoài ra, tài xế xe đường dài cũng là nguy cơ cao lây nhiễm nên cần tính toán kỹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.