(TNO) Ngày 4.7, trao đổi với Thanh Niên Online, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết thời điểm hiện nay đang là "mùa" của bệnh viêm não Nhật Bản.
|
Mặc dù bệnh này xảy không nhiều như các bệnh truyền nhiễm tay chân miệng, sốt xuất huyết…, nhưng viêm não Nhật Bản để lại di chứng nặng nề nề về thần kinh (yếu tay chân, kém phát triển trí tuệ, tinh thần).
Những ngày qua, bình quân, mỗi ngày có khoảng 10 bệnh nhi viêm não nói chung nằm điều trị nội trú tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, trong đó viêm não Nhật Bản chiếm từ 10 - 30% (tùy ngày).
Bác sĩ Khanh cho biết thêm, viêm não Nhật Bản xảy ra do muỗi truyền bệnh theo cơ chế muỗi chích heo, chim... đang mang mầm bệnh, sau đó muỗi chích người làm lây nhiễm bệnh.
Muỗi truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản sống ở vùng nông thôn trồng lúa nước, do vậy bệnh này thường xảy ra nhiều ở các miền quê.
Khi trẻ có dấu hiệu lơ mơ, sốt cao, co giật… thì đưa đi bệnh viện ngay, vì đó là dấu hiệu của bệnh, theo bác sĩ Khanh.
Tin, ảnh: Khánh Vy
>> Viêm não Nhật Bản 'tấn công' người lớn
>> Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
>> Trẻ em ở 100% xã, phường được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản
>> Cảnh báo dịch viêm não tăng ở trẻ nhỏ
>> Tăng cường giám sát, phát hiện các ca viêm não do Naegleria Fowleri
>> Viêm não do virus Herpes tấn công trẻ em
Bình luận (0)